VCSC: Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức cao tiếp tục ảnh hưởng đến lợi suất sinh lời của BIDV
VCSC nhận định, diễn biến nợ xấu tại BIDV là vấn đề riêng của ngân hàng này và phản ánh độ chậm trễ trong việc đánh giá chất lượng tài sản có vấn đề.
Theo dữ liệu của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã BID) nằm ở mức 2,09%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ các khoản nợ cần chú ý/khoản vay gộp là 2,53% (tăng 20 điểm cơ bản tính từ đầu năm) ảnh hưởng đến sự cải thiện lợi suất sinh lời từ việc tập trung cho vay bán lẻ. VCSC nhận định, diễn biến nợ xấu tại BIDV là vấn đề riêng của ngân hàng này và phản ánh độ chậm trễ trong việc đánh giá chất lượng tài sản có vấn đề.
Ngoài ra, VCSC cho rằng, BIDV bị ảnh hưởng bởi Thông tư 22, nhưng khả năng đạt chuẩn Basel II sẽ giúp ngân hàng tránh bị ảnh hưởng bởi khía cạnh tiêu cực nhất trong Thông tư.
Theo VCSC, Thông tư 22 sẽ có tác động khiến BIDV tìm kiếm các nguồn vốn huy động/giấy tờ có giá dài hạn và tương ứng là xu hướng gia tăng trong chi phí huy động trong vài năm tới. Một điểm sáng là lượng tiền mặt mới 871 triệu USD từ KEB Hana trong tháng 11 đã hỗ trợ cho BIDV đáp ứng tiêu chuẩn của Thông tư 41 vào năm 2020. Qua đó giúp BIDV tránh phải gia tăng tỷ trọng tài sản rủi ro và cho phép tăng trưởng cho vay mua nhà.
VCSC nhận định, tỷ lệ CIR của BID đã liên tục giảm trong vòng 5 năm qua chỉ đạt 31,3% trong 9 tháng 2019, với mức giảm phần lớn đến từ chi phí cho nhân viên. VCSC cho rằng tỷ lệ này CIR là không ổn định và sẽ tăng trong năm 2020 khi chi phí dành cho nhân viên và đầu tư vào CNTT sẽ quay trở lại mức thông thường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận