VCB: Vững vàng ngôi vương dòng ngân hàng
Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu VCB qua phân tích của NVC Team.
Tổng quan ngành ngân hàng năm 2021
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12%:
+ Thứ nhất: nền kinh tế sẽ phục hồi, các doanh nghiệp quay trở lại sản xuất kinh doanh.
+ Thứ hai: mặt bằng lãi suất thấp sẽ hỗ trợ tăng trưởng.
+ Thứ ba: đẩy mạnh đầu tư công kích thích giải ngân cho vay vào các dự án xây dựng cầu đường.
Tổng quan doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Đây là đơn vị đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá trong lĩnh vực ngân hàng. Ngày 02/6/2008, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Phân tích hoạt động kinh doanh
Thu nhập lãi thuần tiếp tục tăng mạnh nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng quay về mức trước đại dịch
- Vào cuối tháng 3 vừa qua, NHNN đã giao hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2021 cho các thành viên hê thống ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng trong khoảng 6.5-7.5%, riêng Vietcombank đứng ở mức 10.5%.
- Tính đến hết quý I/2021, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt gần 3.7%. Đây là mức tăng cao nhất so cùng kỳ nhiều năm tại Vietcombank và cũng cao hơn mức 2% của toàn hệ thống.
- Nhờ sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng, NIM ngân hàng trong năm 2021 được dự báo tăng 15 điểm phần trăm lên 3.1%, góp phần giúp thu nhập lãi thuần tăng lên mức 41,224 tỷ đồng trong năm 2021.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng nhờ hợp đồng ký kết với đối tác FWD
- Thu nhập dịch vụ là trọng tâm phát triển các mảng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Năm 2020, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ ghi nhận giá trị 6,628 tỷ đồng, chiếm 13.65% tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank.
- Vào cuối năm 2019, Vietcombank và FWD đã tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm trị giá 400 triệu USD trong thời gian 15 năm. Trong động thái mới nhất, FWD vừa tiến hành nâng vốn điều lệ lên 17,000 tỷ đồng, trở thành công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất tại Việt Nam tính theo vốn điều lệ.
- Theo tính toán của CTS, hợp đồng này dự kiến mang lại 1,800 tỷ đồng doanh thu từ dịch vụ bancaassurance cho Vietcombank mỗi năm. Theo đó, trong năm 2021, mức lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 22% so với năm 2020, nâng mức đóng góp của mảng dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động từ 13.65% lên 14.72%.
Thông tư 03 của NHNN giúp ngân hàng giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2021-2023.
- Tính đến cuối năm 2020, tổng nợ xấu của Vietcombank đạt giá trị 839 nghin tỷ đồng, chiếm 0.62% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, giảm 17 điểm phần trăm so với năm 2019. Kết quả này có được nhờ lãnh đạo ngân hàng luôn duy trì tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu tối thiểu 117%. Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dich lên hoạt đọng kinh doanh của khách hàng, mức trích lập Vietcombank áp dụng tăng mạnh lên 190%.
- Vừa qua, NHNN đã ban hành Thông tư 03 quy định về mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng. Theo tính toán của CTS, nợ xấu của Vietcombank tiếp tục được kiểm soát tốt, chiếm khoảng 0.52% tổng dư nợ trong năm 2021, giúp giảm đáng kể áp lực trích lập dự phòng rủi ro trong tương lai. Theo đó, mức trích lập trong năm 2021 khoảng 11,382 tỷ đồng, tăng 14.78% so với năm 2020.
Định giá và khuyến nghị
- Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế Ngân hàng mẹ năm 2021 của Vietcombank sẽ đạt hơn 20,000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% yoy; EPS 2021F và BVPS 2021F ước tính lần lượt là 5,580 đồng và 32,235 đồng.
- Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá so sánh với P/B trung bình ngành là 3.85 và sử dụng mức P/E là 20.11 để định giá cổ phiếu VCB. Qua đó, ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu VCB là 118,169 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị: MUA đối với cổ phiếu VCB, với khoảng thời gian nắm giữ là 12 tháng.
Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Trưởng phòng TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận