Vành đai 3 đoạn đi qua TP Thủ Đức: Bồi thường gần 8.500 tỉ đồng
Liên quan đến công tác đền bù, giải tỏa chuẩn bị mặt bằng cho dự án Vành đai 3, UBND TP Thủ Đức (TPHCM) cho biết, tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP Thủ Đức theo khái toán vào khoảng 8.455 tỉ đồng.
Dự án Vành đai 3 đi qua địa phận TP Thủ Đức có gần 600 trường hợp bị ảnh hưởng. TP Thủ Đức đã chuẩn bị 239 nền đất tại khu tái định cư Long Trường - Long Thạnh Mỹ dành cho các trường hợp đủ điều kiện tái định cư và 150 căn chung cư C8 thuộc phường Tăng Nhơn Phú A dành cho các trường hợp không đủ điều kiện tái định cư.
Theo TP Thủ Đức, hiện nay địa phương này đã hoàn tất việc thu thập pháp lý các thửa đất. Trong đó, có 15 hồ sơ chưa được kiểm đếm do chưa liên hệ được với chủ đất. TP Thủ Đức cho biết, thời gian qua, địa phương này đã đăng thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Fanpage Chính quyền TP Thủ Đức để tìm chủ sử dụng đất của các thửa đất chưa liên hệ được với chủ đất.
Trong trường hợp chủ sử dụng đất vẫn chưa đến liên hệ thì TP Thủ Đức sẽ giao về để phường tạm đứng tên. Nếu sau này chủ đất xuất hiện thì phường sẽ bàn giao lại cho chủ đất. Ba trường hợp nêu trên là các thửa đất đều đã được UBND quận 9 (cũ) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình cụ thể. Tổng diện tích của ba trường hợp này là hơn 3.000m2.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường cũng vừa ký quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án thành phần 1A thuộc dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, giai đoạn 1, thuộc đường Vành đai 3, tại phường Long Trường, TP Thủ Đức. Dự án thành phần 1A có chiều dài gần 4km với diện tích thu hồi đất khoảng 11ha, có 59 hộ dân và 31 thửa đất; kéo dài từ rạch Trau Trảu, theo đường Nguyễn Văn Tăng, đường Nguyễn Xiển đến đường số 4.
Điều chỉnh đường sắt TP.HCM - Cần Thơ kết hợp với đường vành đai 3 TP.HCM Theo quy hoạch phát triển giao thông TP.HCM, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ dài 174km, phạm vi hành lang an toàn và chỉ giới xây dựng của đường sắt, quỹ đất dự kiến cho tuyến này khoảng 797ha. Vì vậy, cần điều chỉnh quy hoạch đường sắt để kết hợp phần lớn đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bình Dương vào đường vành đai 3. Cụ thể, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ tiếp cận đi trong lộ giới của đường vành đai 3. Phương án này sẽ làm tăng lộ giới của đường vành đai 3 lên 20m nhưng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho khu vực. Phương án kết hợp này sẽ tạo tiềm năng phát triển các khu đô thị mới (nhất là ở các huyện ngoại thành), tạo được vành đai kết hợp đường sắt - đường bộ cho khu vực TP.HCM. Bên cạnh đó, hai tuyến đường này kết hợp với nhau sẽ làm giảm chi phí giải phóng mặt bằng (do kết hợp chung hành lang an toàn đường bộ - đường sắt) và giảm thiểu sự xáo trộn đến việc sinh sống và đi lại của người dân (giải phóng mặt bằng một lần thay vì hai lần), giảm kinh phí đầu tư xây dựng. Đồng thời, chính quyền tổ chức tốt hơn hệ thống giao thông tại khu vực TP.HCM khi tạo nên một hành lang giao thông - tương lai là vành đai giao thông - có năng lực và hiệu quả cao, góp phần phát triển giao thông công cộng trong khu vực. Tuyến đường sắt - bộ kết hợp này còn tạo điều kiện phát triển các khu vực đô thị theo nguyên tắc TOD. Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Trình (Viện Nghiên cứu vùng và đô thị - IRUS) |
Bình Dương chủ động làm các tuyến kết nối
Ông Võ Văn Minh, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết địa phương này đã và đang đầu tư các dự án giao thông kết nối với đường vành đai 3, 4. Tiêu biểu như đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối với vành đai 3, 4 giúp kết nối TP.HCM - Bình Dương và các tỉnh theo "chiều ngang", còn để kết nối theo "chiều dọc" sẽ có thêm quốc lộ 13 mở rộng (Bình Dương đang khởi công mở rộng từ 6 lên 8 làn xe), đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Để giảm áp lực giao thông cho đường bộ và tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa, tỉnh Bình Dương cũng chuẩn bị cho các dự án cảng sông và đường sắt. Tiêu biểu như trên sông Sài Gòn, cảng An Tây (tại thị xã Bến Cát) đang được nghiên cứu xây dựng gần với đường vành đai 4 TP.HCM.
Cùng với đó, Bình Dương sẽ phối hợp với TP.HCM để nâng độ tĩnh không cầu Bình Triệu 1. Để kết nối các nhà máy, khu công nghiệp tại Bình Dương với các cảng tại TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương có ý tưởng xây dựng một tuyến đường sắt chuyên vận chuyển hàng hóa kết nối các tỉnh này.
Khi có tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa riêng, hàng hóa hay nguyên liệu của các doanh nghiệp chỉ cần đưa về một số điểm tập trung nhất định, tránh được cảnh phải vận chuyển từng container hàng trên đường bộ vừa tốn thời gian, chi phí và nguy cơ kẹt xe, tai nạn giao thông.
Đồng Nai: khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đường vành đai 3 TP.HCM
Để khai thác lợi thế của tuyến đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết đã giao các đơn vị rà soát, xác định các quỹ đất vùng phụ cận dự án đường vành đai 3 để xây dựng đề án khai thác quỹ đất tạo nguồn vốn cho ngân sách địa phương.
Cụ thể, hiện nay các ngành đã xác định sơ bộ hai khu đất khoảng 164ha tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch để xây dựng đề án khai thác quỹ đất. Ngoài ra, nhằm tăng cường kết nối, Đồng Nai đề xuất đầu tư tuyến đường nối từ nút giao vành đai 3 với cao tốc Bến Lức - Long Thành đến tuyến đường vào Khu công nghiệp Ông Kèo dài 2,3km. Tuyến đường này kết hợp với tuyến đường liên cảng... nhằm kết nối hệ thống cảng biển trên địa bàn huyện Nhơn Trạch với tuyến đường vành đai 3.
Long An: càng gần và thông suốt hơn với TP.HCM
Ông Đặng Hoàng Tuấn, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An, cho biết dự án đường vành đai 3 TP.HCM hình thành sẽ là một động lực quan trọng trong việc kết nối xuyên suốt các vùng đã được quy hoạch và phát triển công nghiệp của Long An từ các huyện Đức Hòa xuống Bến Lức với TP.HCM.
Trong khi đó, ông Trần Văn Tươi, chủ tịch UBND huyện Bến Lức - đơn vị chủ đầu tư cho hai dự án thành phần đường vành đai 3 qua địa bàn tỉnh Long An, cho biết ngoài việc kết nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương và đường tỉnh 830 đã có sẵn trên địa bàn, đường vành đai 3 sẽ có thêm một trục kết nối là Khu công nghiệp Phú An Thạnh và đấu nối với đường vành đai 4 trong tương lai.
Việc này giúp hạ tầng của huyện Bến Lức thông suốt về nhiều hướng và tạo tiền đề quan trọng để Bến Lức trở thành đô thị theo như chủ trương của tỉnh Long An.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận