24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Bùi Sơn Vinh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vận tải hành khách đang đối mặt nhiều thách thức

Thời gian qua, vận tải hành khách bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn khi thường xuyên bị gián đoạn, có thời điểm bị dừng hoạt động.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã chuyển sang trạng thái bình thường mới, các tuyến vận tải đều đã được hoạt động trở lại. Tuy nhiên do lo ngại tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và số lượng ca lây nhiễm tăng cao nên người dân cũng hạn chế di chuyển bằng xe khách. Bên cạnh đó, giá xăng dầu liên tục tăng mạnh cũng khiến doanh nghiệp đã khó càng thêm khó.

Theo Tổng cục Thống kê, vận tải hành khách tháng 2/2022 ước đạt 285,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 13,1% so với tháng trước và luân chuyển 11,1 tỷ lượt khách.km, tăng 10%. Đây được cho là thời điểm trùng với Tết Nguyên đán khi các phương tiện vận chuyển người dân đi lại nhiều, nhất là từ các thành phố lớn về quê. Chính vì vậy mà lượt khách vận chuyển có sự tăng đột biến. Nhưng tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vận tải hành khách lại giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 21,1%) khi chỉ đạt 538,5 triệu lượt khách vận chuyển và luân chuyển 21,3 tỷ lượt khách.km, giảm 27,2% (cùng kỳ năm trước giảm 28,8%).

Trên địa bàn Hà Nội trong 2 tháng đầu năm 2022 đã chứng kiến doanh thu vận tải hành khách sụt giảm mạnh, lên đến trên 32% so với cùng kỳ năm 2021. Theo Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội, trong tháng 2/2022, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 26,8 triệu lượt hành khách, tăng 34,5% so với tháng trước do tháng 2 trùng với Tết Nguyên đán nên nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân tăng lên. Tuy nhiên, số lượt vận chuyển hành khách vẫn giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 654 triệu lượt hành khách.km, tăng 33,9% và giảm 6,2%; doanh thu ước tính đạt 1.326 tỷ đồng, tăng 34,2% và giảm 11,4%. Tính chung 2 tháng đầu năm, số lượt hành khách vận chuyển đạt 46,7 triệu lượt hành khách, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 1.143 triệu lượt hành khách.km, giảm 26,6%; doanh thu đạt 2.314 tỷ đồng, giảm 29,2%.

Có thể thấy, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các doanh nghiệp ngành vận tải tiếp tục phải hoạt động cầm chừng, giảm số lượng xe chạy các tuyến. Điều này khiến cho hầu hết các doanh nghiệp bị giảm doanh thu. Đặc biệt các doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh lao đao vì tình trạng vắng khách. Ghi nhận tại các bến xe khách lớn trên địa bàn Hà Nội như: Giáp Bát, bến xe Nước ngầm, Mỹ đình... đều rất vắng khách. Theo đại diện bến xe Giáp Bát, sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán đến nay thì số xe vào bến chỉ bằng 1/10 so với trước đây. Hầu hết các nhà xe giảm mạnh số lượng xe chạy, thậm chí có nhà xe đăng ký nhưng không thấy hoạt động do lượng khách đi xe sụt giảm.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp vận tải, bên cạnh việc lượng hành khách giảm mạnh do dịch bệnh thì giá xăng dầu liên tục tăng thời gian qua đang khiến các doanh nghiệp vận tải càng gặp khó khăn hơn. Gần đây nhất là ngày 1/3/2022, mỗi lít xăng E5 RON 92 giá 26.070 đồng (tăng 540 đồng so với lần trước.); RON 95 là 26.830 đồng (tăng 550 đồng). Đây là lần tăng thứ 6 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12/2021 đến nay và đã xác lập kỷ lục giá mới. Việc tăng phi mã của giá xăng dầu càng làm các doanh nghiệp vận tải lao đao vì chi phí nhiên liệu.

Ông Nguyễn Hữu Hoan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Hà cho biết, trong 2 năm liên tục bị ảnh hưởng của Covid-19, doanh nghiệp chỉ duy trì 120/220 xe hoạt động, tần suất hoạt động mỗi xe giảm 60%, số lượng hành khách đi xe cũng rất ít. Trong 2 năm liền doanh thu của công ty sụt giảm và đều lỗ gần 50 tỷ đồng. Với giá xăng dầu như hiện nay, khi hiện chi phí nhiên liệu chiếm tới hơn 50% tổng chi phí dịch vụ vận tải khách đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận. Nếu xây dựng giá cước cho phù hợp với mức giá nguyên liệu như hiện nay thì sẽ rất cao, ảnh hưởng đến việc đi lại, ký gửi hàng hóa của người dân.

Năm 2022, dự báo trước những diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch Covid-19, ngành vận tải hành khách vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề và việc phục hồi là rất khó khăn.

Trong thời điểm này, các doanh nghiệp vận tải rất cần sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước có những cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thích ứng an toàn trong bối cảnh mới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả