Vai trò của bất động sản trong nền kinh tế và giải pháp rã đông thị trường bất động sản hiện nay
Làm sao để phát triển thị trường bất động sản bền vững?
1. Vai trò của ngành Bất động sản trong nền kinh tế
- Trong gần 20 năm qua bất động sản là một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.
- Bất động sản liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy sức khỏe của bất động sản ảnh hưởng đến sức khỏe các ngành nghề khác nhất là ngân hàng, xây dựng, ngân sách quốc gia và việc làm cho hàng triệu người lao động.
- Việt Nam tăng trưởng cao trong 20 năm qua, bất động sản và đầu tư hạ tầng góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng này.
- Bất động sản là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đầu vào hầu hết các ngành nghề kinh tế liên quan đến việc sử dụng mặt bằng nhà máy, văn phòng, cửa hàng, nhà hàng, kể cả nông nghiệp...
2. Đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển thị trường bất động sản
Trong 7 tháng vừa qua tháng 4-11/2022 bất động sản gần như đóng băng tất cả các phân khúc, ngay cả sản phẩm chung cư để ở cũng có dấu hiệu giảm giao dịch, xuống giá. Việc này làm tăng rủi do nợ xấu các ngân hàng do khách hàng không có khả năng trả nợ và làm giảm thu ngân sách quốc gia và làm giảm tốc độ phát triển nền kinh tế. Rủi do phá sản các doanh nghiệp bất động sản rất cao. Động lực tăng trưởng nền kinh tế sẽ đổ dồn vào giải ngân công, tiêu dùng và du lịch.
Để phục hồi thị trường bất động sản đề xuất Chính phủ định hướng lại truyền thông về bất động sản vì đây là công cụ hỗ trợ quản lý hữu hiệu làm cho thị trường bất động sản đi về hướng nào, hiện tại đang diễn ra sự lệch pha giữa truyền thông và các thông điệp của Chính phủ như họp báo, chỉ thị về bất động sản khiến tâm lý nhà đầu tư, chủ đầu tư hoảng loạn.
Tránh trường hợp phải giải cứu bất động sản như Trung Quốc, Chính phủ cần mở room tín dụng một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục đầu tư. Nhà nước cần có quy định rõ ràng và giám sát chặt chẽ trong việc doanh nghiệp huy động trái phiếu, coi đây là hoạt động huy động vốn quan trọng của ngành bất động sản.
Ưu tiên cho vay triển khai nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ, lấy đây là gốc để thực hiện chính sách phúc lợi về nhà ở.
Cần có quy định cụ thể việc phân lô tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở từng địa phương hoặc thống nhất trên cả nước cho phù hợp thay cho các mệnh lệnh hành chính tạm dừng phân lô, tách thửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng người dân.
Cần có quy hoạch tốt ở từng địa phương, làm cơ sở để doanh nghiệp thuận lợi trong lập dự án đầu tư, người dân ổn định cuộc sống, góp phần kinh tế địa phương cất cánh. Cần ban hành chính sách đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng triển khai các dự án bất động sản.
Tập trung đầu tư công và giải ngân công cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi sẽ hỗ trợ bất động sản tan băng, tăng giá trị ở các khu vực lân cận. Ưu tiên phát triển các dự án lớn có tính chất thương mại, dịch vụ nhất là các trung tâm thương mại lớn thu hút được lượng du khách lớn, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, thu được nguồn thuế lớn cho địa phương.
Trong 2 năm dịch bệnh toàn bộ nền kinh tế khó khăn, trong đó có các doanh nghiệp bất động sản, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn đến hạn trái phiếu, hàng tồn đọng không bán được. Nhà nước cần phân loại các doanh nghiệp để có giải pháp phù hợp tháo gỡ cho doanh nghiệp, ổn định nền kinh tế.
Lãi xuất cho vay cao và thắt chặt tín dụng là nguyên nhân chính làm cho thị trường mất thanh khoản trong quý 3 và đầu quý 4 năm 2022, nhà nước cần điều tiết lãi xuất và room tín dụng phù hợp.
Cái gốc của quản lý đất đai là hệ thống pháp luật đủ tốt, hiện nay nhà nước ta đang lấy ý kiến các chuyên gia và nhân dân về dự thảo luật Đất đai, Kinh doanh Bất động sản, Nhà ở và dự kiến Quốc hội thông qua tháng 10/2023 và dự kiến có hiệu lực từ 01.7.2024, hy vọng đây là lần sửa luật bài bản, giải quyết được các vướng mắc hiện tại và có tính dự báo tốt.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường