menu
Vắc xin Covid-19 của Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao với chủng siêu lây nhiễm từ Ấn Độ
copy link
Phú Đô
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vắc xin Covid-19 của Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao với chủng siêu lây nhiễm từ Ấn Độ

Dù rằng số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh trong thời gian gần đây, nguyên nhân chính do các chủng lây nhiễm cao, kết quả mới nhất có thể giúp người ta bớt lo lắng về áp lực tăng cao lên các bệnh viện.

Vắc xin Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả cao sau khi tiêm đủ 2 liều trong việc ngăn chặn chủng delta của virus corona, điều này cho thấy tính cấp bách của việc cần phải tiêm đủ vắc xin Covid-19 cho mọi người dân, theo giới chức y tế ở Anh.

Theo Bloomberg dẫn bản tin phân tích mới nhất của Cơ quan Y tế Công cộng của Anh (PHE), hiệu quả của vắc xin do Pfizer hay BioNTech SE sản xuất ước tính lên đến 96% còn vắc xin do AstraZeneca và đại học Oxford sản xuất có hiệu quả 92%.

Những kết quả này cũng tương đương với hiệu quả bảo vệ mà các loại vắc xin trên mang lại với biến thể alpha ban đầu xuất hiện tại Anh, theo dữ liệu mới được công bố.

Nước Anh hiện đang rất nỗ lực để tiêm vắc xin Covid-19 cho toàn bộ dân chúng khi mà chủng virus corona xuất xứ Ấn Độ lây lan ngày một mạnh. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã buộc phải lùi lại kế hoạch gỡ đi các biện pháp hạn chế tại Anh trong ít nhất 4 tuần nữa nhằm ngăn hàng nghìn cả tử vong.

Dù rằng số lượng ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh trong thời gian gần đây, nguyên nhân chính do các chủng lây nhiễm cao, kết quả mới nhất có thể giúp người ta bớt lo lắng về áp lực tăng cao lên các bệnh viện.

Trưởng bộ phận miễn dịch tại PHE, bà May Ramsey nói: “Các loại vắc xin Covid-19 là công cụ hiệu quả nhất mà chúng ta có chống lại vắc xin Covid-19. Rõ ràng cần phải tiêm vắc xin Covid-19 đủ hai liều ngay khi có thể nhằm có được hiệu quả bảo vệ tối đa chống lại tất cả các chủng hiện hành”.

Các kết quả vào tháng 5/2021 cho thấy hiệu quả của 2 loại vắc xin Covid-19 nói trên với chủng delta đạt 33% sau liều đầu tiên. Sau liều thứ 2 khoảng 2 tuần, hiệu quả của vắc xin Pfizer đạt 88% còn 2 liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đạt hiệu quả 60%.

Sẽ cần thêm rất nhiều biện pháp để có thể tăng được mức độ bảo vệ ngăn trường hợp tử vong với chủng delta, tuy nhiên dự kiến hiệu quả bảo vệ sẽ vẫn cao với nhiều chủng khác. Các chuyên gia phân tích đã nghiên cứu cả 14.000 trường hợp mắc chủng delta, 166 các trường hợp đó đã nhập viện trong khoảng thời gian từ ngày 12/4 cho đến ngày 4/6/2021.

Theo các nhà nghiên cứu tại Scotland, vắc xin của Pfizer mang đến hiệu quả bảo vệ 92% so với chủng alpha và 79% với chủng delta trong vòng 14 ngày sau lần tiêm thứ 2. Trong khi đó tỷ lệ này với vắc xin của AstraZeneca ước tính 73% và 60%. Các chuyên gia nghiên cứu cảnh báo rằng sự so sánh về hiệu quả vắc xin Covid-19 có thể cần phải được cân nhắc cẩn thận.

Còn theo nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học the Lancet, những người mắc chủng delta đương đầu với rủi ro nhập viện cao gấp 2 lần so với chủng alpha.

Khi mà các nền kinh tế phương Tây hồi sinh trở lại, làn sóng Covid-19 mới tại châu Á nơi mà quá trình tiêm vắc xin Covid-19 vẫn chỉ ở các giai đoạn ban đầu đang dâng cao, chuỗi cung ứng toàn cầu đương đầu với những điểm nghẽn. Nó đe dọa đẩy cao giá cả và gây sức ép lên quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19.

Theo Wall Street Journal, đợt bùng dịch tại một trong những khu cảng đông đúc nhất Trung Quốc đã khiến cho hoạt động vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu bị trì hoãn, cùng lúc đó, tỷ lệ lây nhiễm tại các điểm quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu ở Đài Loan và Malaysia đang khiến cho tình trạng khan hiếm nguồn cung chip trở nên tồi tệ hơn.

Nhiều diễn biến mới này không khỏi khiến người ta lo lắng về lạm phát sau khi Trung Quốc và Mỹ vào tuần này công bố chỉ số giá cả hàng hóa sản xuất tại các nhà máy cũng như giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng chóng mặt, mức tăng cao nhất trong hơn 1 thập kỷ. Nếu các vấn đề đó tiếp tục và trở nên tồi tệ hơn, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống.

Trong phần lớn thời gian của năm ngoái, Trung Quốc, Đài Loan và nhiều khu vực khác của châu Á đã kiểm soát đại dịch Covid-19 tốt hơn so với phần còn lại của Mỹ và châu Âu, đồng thời cũng đã hạn chế được rất nhiều thiệt hại kinh tế. Tuy nhiên khi mà tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 tại phương Tây tăng cao, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu rút đi các biện pháp hạn chế, kinh tế các nước phương Tây đang hồi phục lại, châu Á lại không có nhiều thành công như vậy.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ