Ước tính nền kinh tế sẽ hấp thụ tốt 2 triệu tỷ đồng năm 2024, tín dụng tiếp tục tăng trưởng 15%
Thật bất ngờ khi kết thúc năm 2023, mức tăng trưởng tín dụng vẫn đạt 13.71%, tiệm cận với mục tiêu đề ra ban đầu là 14.5%.
Con số này được phó thống đốc ngân hàng nhà nước Đào Minh Tú nhận định là “rất tích cực và là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và cả ngành ngân hàng trong cả năm vừa qua và vào giai đoạn cuối năm”. Hãy nhìn lại một chút, tính đến 13/12/2023, mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 9.87%, tới 21/12/2023, mức tăng trưởng là 11.09%, nhưng tới hết 31/12/2023, mức tăng trưởng được NHNN công bố lại lên tới 13.71%, nghĩa là chỉ trong 10 ngày cuối năm 2023, mức tăng trưởng đã tăng 2.62%, tương đương với hơn 312.400 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế.
Điều này chứng minh rằng chính phủ và ngành ngân hàng đang nói được, làm được và rất quyết liệt để hoàn thành mục tiêu đề ra. Nhận định một cách khách quan, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng trong năm 2023.
Trong bối cảnh chiến tranh, suy thoái kinh tế toàn cầu, Fed liên tục tăng lãi suất 17 lần nhưng chính phủ và NHNN vẫn điều hành chính sách tiền tệ một cách rất xuất sắc, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tăng trưởng nhưng vẫn kiểm soát lạm phát tốt ở mức 3.2-3.4%. Điều này đang cho chúng ta thấy được một chu kỳ kinh tế mới đang bắt đầu, nhu cầu vay vốn đã tăng trưởng mạnh trở lại và dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong 2024.
Dựa trên những con số biết nói đó, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15%, ước tính bơm ra nền kinh tế 2 triệu tỷ đồng thông qua Văn bản 10167/NHNN-CSTT gửi các TCTD vào ngày 31.12.2023. Và như một lẽ tất nhiên, đích đến chính của 2 triệu tỷ đồng này sẽ là các nhóm ngành đã được chính phủ lựa chọn để làm " động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng" trong chu kỳ kinh tế 2021-2025. Trong số đó, không thể không nhắc tới 02 nhóm " lĩnh ấn tiên phong" là:
Điều đáng nói, đầu tư công là hạng mục được chính phủ quan tâm ngay từ những ngày đầu năm 2024, bằng chứng là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 về việc giao kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2024, với tổng số tiền 677.349 tỷ đồng, tương đương với hạn mức của 2023.
Để tránh rơi vào trạng thái “nước đến chân mới nhảy” như 2023, Bộ Tài chính đã gần như ngay lập tức có công văn số 405/BTC-ĐT nhằm đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phân bổ, nhập dự toán Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024. Nói như vậy nghĩa là nếu hoàn thành kế hoạch, đầu tư công sẽ chiếm tới 33% tổng mức tín dụng ước tính bơm ra thị trường năm 2024, một con số đáng để tất chúng ta phải dành sự quan tâm tới lĩnh vực này.
Tập đoàn Đèo Cả ( HHV) là một đại diện tiêu biểu cho nhóm ngành đầu tư công
Thu hút FDI phục hồi nhờ sự gia tăng cam kết đầu tư từ các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, nhờ sự tham gia ngày tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu FTAs. Để có được sự thuận lợi đó, không thể không nhắc đến sự nỗ lực của Việt Nam trong công tác tháo gỡ các vướng mắc chính sách vĩ mô, luôn ổn định nền chính trị, hướng Việt Nam trở thanh điểm đến lý tưởng trong trung và dài hạn cho nguồn vốn này.
Bên cạnh đó, đừng quên rằng bất động sản ở Việt Nam cũng đang bắt đầu cho một chu kỳ phục hồi mới, nhiều nhà đầu tư thông thái đã có thể tìm thấy " điểm mua lý tưởng" tại thời điểm này. Chúng ta không phủ nhận rằng bất động sản đang trải qua những năm tháng khó khăn nhất, nhưng cũng đừng mặc định rằng sẽ không có cơ hội trong đó. Trong muôn vàn khó khăn chung của ngành, vẫn có nhiều phân khúc “rất sáng cửa để nhà đầu tư cân nhắc”, ví như các nhóm bất động sản dự án với yếu tố pháp lý rõ ràng, nhóm bất động sản đi đúng với mục tiêu liên kết vùng miền của chính phủ, nhóm bất động sản phục vụ được nhu cầu nhà ở thực tế như NOXH vẫn dự kiến sẽ được hưởng lợi lớn từ dòng vốn từ NHNN.
Phải chăng, bất động sản chỉ đang khủng hoảng về niềm tin của nhà đầu tư, chứ không hẳn là khủng hoảng về thị trường. Hãy nhớ rằng, chính phủ đã có liên tục gần 20 động thái để thúc đẩy bình ổn và phát triển lĩnh vực bất động sản trong thời gian vừa rồi. Hoặc nếu nhìn xa hơn về các chu kỳ suy thoái-phục hồi kinh tế trước đó, sự tăng trưởng của nền kinh tế chúng ta luôn gắn liền với sự tăng trưởng của lĩnh vực trọng yếu này. Vậy, cũng có thể được hiểu rằng, bất động sản cũng sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong 2 triệu tỷ đồng dự kiến được hấp thụ trong 2024.
Nếu biết lựa chọn phân khúc, bất động sản đã có " điểm mua'' lý tưởng
Dù muốn hay không muốn thì một chu kỳ phục hồi của nền kinh tế đã và đang tới với Việt Nam chúng ta. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cơ hội cũng đang tới với các nhà đầu tư. Việc cần làm bây giờ là hãy lựa chọn cho mình lĩnh vực, phân khúc đầu tư phù hợp. Đừng quá quan tâm tới ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn, thành quả chắc chắn sẽ đến với chúng ta đấy.
Cảm ơn các bạn đã đọc tin.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận