menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hướng

Tỷ phú gốc Hải Dương kích hoạt cứ điểm Quảng Ngãi

Hy vọng việc kích hoạt "cứ điểm" của tỷ phú gốc Hải Dương này sẽ giúp HPG hồi phục.

Doanh nghiệp của tỷ phú USD một thời - chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long vừa phát đi tín hiệu cho thấy tập đoàn này đang vào cuộc bứt phá với cứ điểm mới ở phía Nam, kỳ vọng cả đời của đại gia gốc Hải Dương.

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của đại gia số 1 ngành thép Trần Đình Long vừa công bố thông tin về kết quả kinh doanh trong 10 tháng với sản lượng thép xây dựng đạt 2,18 triệu tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, khu vực miền Nam tăng 91% so với cùng kỳ lên hơn 328 ngàn tấn. Thép cuộn nguyên liêu cho rút dây tăng đột biến 4 lần.

Đây là kết quả khá ấn tượng trong bối cảnh có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp của tỷ phú USD một thời Trần Đình Long. Cổ phiếu HPG đang trong giai đoạn thấp khiến tài sản của ông Long bốc hơi 500 triệu USD. Trong 3 phiên gần đây, cổ phiếu HPG tăng trở lại lên mức 22.700 đồng/cp nhưnghấp hơn nhiều so với đỉnh cao 34 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) ghi nhận hồi đầu tháng 3 năm 2018.

Tỷ phú gốc Hải Dương kích hoạt cứ điểm Quảng Ngãi

Sản lượng thép của Hòa Phát tăng mạnh.

Sản lượng thép của Hòa Phát tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực phía Nam là nhờ nguồn cung dồi dào và ổn định từ các nhà máy của Hòa Phát ở Dung Quất (Quảng Ngãi) - một dự án trọng điểm của tập đoàn này trong nhiều năm qua.

Trước đây, cứ điểm sản xuất của Hòa Phát là ở Hải Dương. Hàng từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Hải Dương vào đến miền Nam mất hơn 7 ngày, nhưng từ cảng Hòa Phát Dung Quất vào Đồng Nai chỉ mất khoảng trên dưới 3 ngày.

Đây là một chiến lược của tỷ phú Trần Đình Long nhằm đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường phía Nam, một kế hoạch Nam tiến được hoạch định và đang triển khai rất mạnh.

Tham vọng của ông Trần Đình Long cũng rất lớn. Với quy mô sản lượng lên tới trên 4 triệu tấn thép xây dựng/năm từ 2020, mục tiêu của Hòa Phát trong năm tới tại khu vực miền Trung và miền Nam là tăng trưởng sản lượng gấp 2,5 lần so với 2019, góp phần gia tăng độ phủ thương hiệu cũng như thị phần các khu vực này.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép chịu ảnh hưởng từ thông tin đánh thuế của Mỹ. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ vài tháng trước cho biết đã phát hiện sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội được sản xuất tại Việt Nam bằng thép chất nền có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan, vốn chịu thuế bán phá giá và thuế chống trợ cấp của Mỹ.

Trên thực tế, chưa có thông tin cụ thể về các doanh nghiệp thép nào của Việt Nam có liên quan, số lượng hàng có nguồn gốc Hàn Quốc, Đài Loan là bao nhiêu, tỷ trọng như thế nào,... nhưng thông tin Mỹ đánh thuế ngay lập tức tác động tiêu cực tới các cổ phiếu ngành thép.

Tỷ phú gốc Hải Dương kích hoạt cứ điểm Quảng Ngãi

Ông Trần Đình Long chưa lấy lại được danh hiệu tỷ phú USD

Tại ĐHCĐ 2018, HPG đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với chỉ tiêu doanh thu tăng 24% lên 70.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm 22% từ mức kỷ lục 8,6 ngàn tỷ trong năm 2018 xuống còn 6.700 tỷ đồng trong năm 2019. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả ở mức 20%, thấp hơn mức 30% trong năm 2018.

Sở dĩ Hòa Phát của ông Trần Đình Long đặt kế hoạch thấp bởi lãnh đạo doanh nghiệp lo ngại giá thép bán ra sẽ thấp hơn trong bối cảnh giá thép thế giới được dự báo xuống thấp. Trung Quốc đã giảm thuế để thúc đấy xuất khẩu thép.

Trong khi giá bán ra có thể giảm thì giá quặng sắt tăng mạnh đầu năm 2019, từ quanh mức 65 USD/tấn có lúc lên trên 90 USD.

Nhưng một yếu tố đáng lưu ý hơn là thị trường bất động sản có dấu hiệu chùng lại. Lượng hàng hóa đổ dồn trong các năm trước đó có dấu hiệu lên đỉnh điểm trong 2018 và 2019 và các doanh nghiệp địa ốc có dấu hiệu giảm phát triển các dự án mới, trừ ông lớn đầu ngành Vingroup.

Thị trường bất động sản nhiều khá năng sẽ không còn sôi động và có thể rơi vào thời kỳ khó khăn hơn trong vài năm tới khi mà Chính phủ thực thi các chính sách thắt chặt để đảm bảo phát triển bền vững, giảm tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.

Hàng loạt cổ phiếu cùng ngành thép tôn trong cả năm cũng trong xu hướng giảm giá. Tôn Hoa Sen (HSG) của ông Lê Phước Vũ đang ở vùng thấp nhất 3 năm. Cổ phiếu này hiện chỉ còn 7.430 đồng/cp, so với đỉnh gần 30 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) hồi cuối 2017. Thép Nam Kim (NKG) đang ở vùng đáy lịch sử, còn 6.300 đồng, so với mức khoảng 32 ngàn đồng/cp hồi cuối 2017.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

27.35

-0.35 (-1.26%)

Biểu đồ mã HPG
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả