menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồng Ngọc

Tỷ giá ổn định, loạt doanh nghiệp nợ USD nhiều như Hòa Phát, Phát Điện 3... có đỡ khó?

Nhiều doanh nghiệp ghi nhận lỗ nặng chênh lệch tỷ giá như Tập đoàn Hòa Phát vay nợ 721 triệu USD chiếm 29% tổng vay nợ lỗ tỷ giá 334 tỷ đồng; PGV Phát Điện 3 vay 1,5 tỷ USD lỗ tỷ giá 893 tỷ đồng trong năm 2022...

Theo thống kê từ Yuanta, tỷ giá từ đầu năm 2023 biến động quanh mức 23.240 – 23.630 đồng/USD, biên độ +/- 1,9%, ổn định hơn nhiều so với năm 2022 có lúc đỉnh điểm lên tới 24.692 VNĐ/USD, tăng 4,2% so với tỷ giá trung tâm.

Tính tới đầu tháng 6/2023 tỷ giá USD/VND đã giảm khoảng 0,52% so với đầu năm 2023 nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ thặng dư cán cân thương mại, dòng vốn FDI giải ngân, du lịch quốc tế hồi phục và một phần nhờ đồng USD yếu đi.

KỲ VỌNG TỶ GIÁ ỔN ĐỊNH

Sau những biến động mạnh trên thị trường tiền tệ năm 2022 khiến dự trữ ngoại hối cuối 2022 về mức khoảng 90 tỷ USD. Trong 5T2023, Ngân hàng Nhà nước đã mua thêm khoảng 6 tỷ USD bổ sung vào dự trữ ngoại hối.

Theo IMF dự báo dự trữ ngoại hối Việt Nam cuối năm 2023 ở mức 95 tỷ USD, theo Yuanta là hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể cao hơn khi tình hình xuất nhập khẩu và FDI cải thiện hơn nữa. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu 5T2023 vẫn ở mức thấp, tuy nhiên cán cân thương mại duy trì suất siêu mạnh 9,8 tỷ USD, tăng mạnh so với mức -0,47 tỷ USD năm 2021 và 0,24 tỷ USD năm 2022.

Yuanta kỳ vọng tình hình xuất nhập khẩu sẽ khả quan hơn từ Q3/2023 khi nhu cầu hồi phục tại Mỹ, EU, việc Trung Quốc mở cửa cũng như việc các doanh nghiệp mở rộng các thị trường xuất khẩu mới thay thế.

Sau 3 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lượng khách du lịch tới Việt Nam trong 5T2023 đã có sự cải thiện hơn rất nhiều so với cùng kỳ 2022 (gấp 13 lần 5T2022) và đã tương đương 63% so với trước dịch vào 2019. Khách du lịch quốc tế sẽ hồi phục nhanh hơn trong thời gian tới, đặc biệt từ Trung Quốc vào dịp hè và đầu quý 4. Đây cũng sẽ là nguồn cung ngoại tệ đáng kể.

Mặc dù, lũy kế 5T2023 vốn FDI giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng số liệu tháng 4 và tháng 5 cho thấy tín hiệu khả quan hơn nhờ các yếu tố vĩ mô đang dần cải thiện. Dù cần quan sát thêm, nhưng Yuanta vẫn giữ quan điểm tích cực về dòng vốn FDI trong trung và dài hạn, và đây cũng là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho đồng USD chảy vào Việt Nam.

Theo trang CME Group 94% nhà đầu tư nhận định Fed sẽ không tăng lãi suất vào kỳ họp giữa tháng 6 tới đây. Mặc dù có khả năng Fed sẽ còn tăng lãi suất ít nhất một lần nữa trong năm nay, tuy nhiên, việc siết chặt lãi suất đã ngày càng nới lỏng, giai đoạn đồng USD neo ở mức cao như cuối năm 2022 đã đi qua.

Tỷ giá ổn định, loạt doanh nghiệp nợ USD nhiều như Hòa Phát, Phát Điện 3... có đỡ khó?

Ngoài lượng kiều hối gửi về cho người thân vẫn duy trì ổn định. Kỳ vọng lượng kiều hối chuyển tiền về đầu tư tại Việt Nam gia tăng hơn khi kinh tế trong nước hồi phục, lãi suất tiền gửi vẫn ở mức hấp dẫn, bất động sản ở vùng giá thấp, trong khi nền kinh tế tại châu Âu, Mỹ đang hồi phục chậm hơn trong nước.

Với những yếu tố đề cập như trên, các chuyên gia phân tích của Yuanta cho rằng, giai đoạn tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối 2022 đã đi qua, tỷ giá trong 6 tháng cuối năm 2023 sẽ tiếp tục ổn định, biến động trong biên độ +/- 3%, dưới mức biên độ theo Ngân hàng Nhà nước quy định +/- 5%.

NHỮNG DOANH NGHIỆP VAY NHIỀU USD LIỆU CÓ ĐỠ KHÓ?

Cũng theo đánh giá của Yuanta, tỷ giá ổn định trở lại sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước ưu tiên ổn định lãi suất, xem xét mua ngoại tệ tăng cung tiền ra nền kinh tế; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp có nợ ngoại tệ lớn giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Tỷ giá ổn định, loạt doanh nghiệp nợ USD nhiều như Hòa Phát, Phát Điện 3... có đỡ khó?

Thống kê cho tới cuối năm 2022 cho thấy có khoảng 25 doanh nghiệp có dư nợ vay USD lớn trong những năm vừa qua. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp ghi nhận lỗ nặng chênh lệch tỷ giá gồm: Tập đoàn Hòa Phát vay nợ 721 triệu USD chiếm 29% tổng vay nợ lỗ tỷ giá 334 tỷ đồng; PGV Phát Điện 3 vay 1,5 tỷ USD là một trong hai doanh nghiệp vay USD nhiều nhất sàn chứng khoán lỗ tỷ giá 893 tỷ đồng trong năm 2022.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng ghi nhận vay nợ USD nhiều, chênh lệch dẫn đến lỗ tỷ giá trong năm 2022 gồm PC1 lỗ tỷ giá 131 tỷ đồng; PVD lỗ 54 tỷ đồng; GAS lỗ 73 tỷ đồng, hầu hết các doanh nghiệp gồm POW, BWE, REE, HND, SBT, IDI, VCS đều ghi nhận lỗ tỷ giá trong năm 2022.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Yuanta, các doanh nghiệp có dư nợ ngoại tệ lớn có thể sẽ hoàn nhập dự phòng một phần khoản lỗ tỷ giá dù tỷ giá USD/VND đã tạo mặt bằng mới cao hơn so với bình quân năm 2022.

Một số yếu tố có thể tạo áp lực lên tỷ giá cần theo dõi như lạm phát các nước phát triển vẫn đang ở mức cao và việc Trung Quốc mở cửa trở lại; Fed có thể kéo dài việc tăng lãi suất hơn.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại