menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hướng

TS. Cấn Văn Lực: Cần sớm sửa Luật Giao dịch điện tử

Chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu trong và sau đại dịch COVID-19. Muốn chuyển đổi số thành xu hướng trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, chúng ta cần hoàn thiện khung pháp lý và dần thay đổi nhận thức của khách hàng, doanh nghiệp.

Sáng 11/1/2022 tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn kết hợp cùng Nova Group tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số và xu hướng M&A trong lĩnh vực công nghệ năm 2022”.

Nhadautu.vn xin giới thiệu tham luận "Xu hướng chuyển đổi số trong đầu tư - kinh doanh trong và sau dịch COVID-19 của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV:

Dịch COVID-19 đã khiến các chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhìn nhận lại về cách thức làm việc, đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng (họp trực tuyến, làm việc tại nhà, khám chữa bệnh từ xa, đào tạo trực tuyến, livestream...); là động lực thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ. Quốc gia, doanh nghiệp (DN), tổ chức nào nắm bắt, chủ động trong xu thế này sẽ có nhiều lợi thế hơn so với đối thủ.

Nhiều dịch vụ tài chính số mởi nổi lên như ngân hàng mở (Open banking) trên nền tảng API (application programming interface); cho vay ngang hàng (P2P lending); huy động vốn cộng đồng (crowd funding); chứng khoán số (digital securities); bảo hiểm số (InsurTech); Bất động sản số (Proptech); tài sản/tiền mã hóa/kỹ thuật số (cryptoassets/currencies....).

Tại Việt Nam, khung pháp lý về chuyển đổi số trong đầu tư, kinh doanh đang được hoàn thiện, gồm có: Luật giao dịch điện tử (2005) – đang chuẩn bị sửa đổi; Các nghị định về giao dịch điện tử; nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định 52 (2013) về thương mại điện tử; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0; Nghị quyết 52 (2019) của Bộ Chính trị về chủ động tham gia CMCN 4.0; QĐ 645 của TTg (2020) về KH tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025; QĐ 749 (6/2020) của TTg về chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030.

Ngài ra, Chính phủ, NHNN đã ban hành về quy định E-KYC (12/2020); dự thảo quy định quản lý Fintech..v.v.; Quyết định 316/QĐ-TTg (9/3/2021) phê duyệt triển khai thí điểm Mobile money; Quyết định 810 (NHNN) ngày 11/5/2021 phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 942/QĐ-TTg (15/6/2021) phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 phê duyệt Đề án thanh toán không dùngtiền mặt 2021-2025...; Quyết định 34/QĐ-TTg ngày 8/11/2021 quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...v.v.

Các doanh nghiệp cũng đang đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số (cả kênh bán hàng và quy trình nội bộ); Hình thành hệ sinh thái tài chính với các NHTM/DN lớn hay Bigtech giữ vai trò điều phối;

Dữ liệu khách hàng được sử dụng để tạo ra những sản phẩm "cá thể hóa"; Các Bigtech, Fintech, DN bán lẻ trên nền tảng số... sẽ có ảnh hưởng lớn hơn tới thị trường: cạnh tranh hoặc hợp tácvới các DN truyền thống; Các mô hình kinh doanh mới xuất hiện nhiều hơn.

Một số vấn đề đặt ra với xu hướng chuyển đổi số trong đầu tư, kinh doanh của Việt Nam gồm: Cần tiêu chí, đo lường kinh tế số; giải bài toán về dữ liệu lớn và xuyên biên giới; giải bài toán về hạ tầng số; đầu tư trí tuệ nhân tạo (AI), IoT, R&D...; bài toán nguồn nhân lực; quản lý rủi ro CNTT và chuyển đổi số, an ninh mạng, dữ liệu, sở hữu trí tuệ, văn hóa số...v.v. Có cách tiếp cận, lộ trình và giải pháp về tiền kỹ thuật số; có tầm nhìn, chiến lược và thực thi trong thời gian tới.

Một số khuyến nghị để thành hình và phát triển kinh tế số trong đầu tư kinh doanh:

Chính phủ cần sớm sửa đổi Luật Giao dịch điện tử. Xây dựng khung pháp lý (gồm cả sandbox) cho các hoạt động kinh doanh số, tài sản số (Fintech, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, Proptech, Insurtech, Edutech, Healthtech; tài sản số; e-KYC ...); quy định về quản lý dữ liệu và chia sẻ thông tin, dữ liệu; Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ở cả cấp quốc gia (dữ liệu dân cư và doanh nghiệp); quy định về dịch vụ đám mây (cloud services); dùng blockchain, AI trong cáclĩnh vực chủ chốt...; quy định, chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính (gồm cả tài chính số).

Cần tăng cường đầu tư hạ tầng số, nguồn nhân lực số; đầu tư AI, R&D; an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao và tài chính số; đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu về tiền KTS của NHTW.

Ngoài ra, cần nâng cao nhận thức, hiểu biết của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tài chính số (chương trình "giáo dục tài chính quốc gia")... Doanh nghiệp cần có tầm nhìn, chiến lược và thực thi.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại