24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thu Miên
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trước cuộc họp tiếp theo của Fed vào tuần tới: 3 kịch bản lãi suất và những khác biệt về dự liệu

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bước vào cuộc cuộc họp tiếp theo vào tuần tới với ba sự lựa chọn trong chính sách lãi suất, mỗi lựa chọn đều mang những ưu điểm cũng như nhược điểm riêng.

Các chỉ báo thị trường đang cho thấy một số khả năng: Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có nhiều khả năng sẽ cắt giảm 25 điểm cơ bản; trong khi kịch bản cắt giảm 50 điểm cơ bản có cơ hội thấp hơn; và hầu như không có khả năng Fed giữ ổn định lãi suất. Tăng lãi suất không còn là một lựa chọn và điều này hoàn toàn có thể loại trừ, thậm chí trong vài năm tới.

Với việc Fed hiện đang chốt lãi suất qua đêm trong khoảng từ 2,25% đến 2,5%, điểm khác biệt trong mỗi kịch bản nêu trên chủ yếu là giữa việc cắt giảm 50 điểm cơ bản và mức 25 điểm cơ bản.

25 điểm cơ bản: Trường hợp có khả năng nhất

Việc phân tích các tuyên bố của quan chức Fed đưa ra trong những ngày gần đây cho thấy, có một số ý kiến hỗ trợ cho việc thực hiện nới lỏng mạnh tới 50 điểm cơ bản. Nhưng động thái giảm 25 điểm cơ bản có vẻ nhiều khả năng hơn, đơn giản là từ hậu khủng hoảng tài chính thì Fed đã trở nên thận trọng hơn thay vì đưa ra các chính sách điểu chỉnh mạnh mẽ.

Tóm lại, mức giảm lãi suất thấp hơn cũng sẽ dễ được đồng thuận hơn.

“Mặc dù bạn chắc chắn có thể hoạch định hành động chính sách mạnh mẽ hơn, cắt giảm lãi suất tới 50 điểm cơ bản, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để đạt được sự đồng tình của đa số”, Keith Long, kinh tế trưởng của Hiệp hội Bảo hiểm tín dụng quốc gia nói. “Phải chăng chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc suy thoái? Nếu là vậy thì giảm 50 điểm cơ bản sẽ có ý nghĩa. Nhưng tôi không nghĩ rằng phần lớn quan chức Fed cảm thấy như vậy”.

Thật vậy, mức giảm lãi suất sẽ là thông điệp mà Fed muốn gửi đi về nhìn nhận của cơ quan này đối với hiện trạng kinh tế Mỹ.

Kịch bản giảm lãi suất thấp hơn sẽ chỉ đơn giản là một cách để hoàn tác những ảnh hưởng của lần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trước đó của Fed, vào tháng 12 năm ngoái, mà không liên quan nhiều đến việc thị trường chứng khoán sụt giảm, lo ngại về cuộc chiến thuế quan và suy thoái toàn cầu. Trong khi đó, việc tăng 50 điểm cơ bản sẽ báo hiệu điều gì đó đã trở nên nghiêm trọng hơn, như lo ngại về những động lực tăng trưởng suy yếu.

“Fed đã mắc sai lầm về chính sách vào năm ngoái”, Quincy Krosby, chiến lược gia trưởng thị trường của Prudential Financial nói. “Thật khó tưởng tượng Fed lại chọn kịch bản khác với giảm 25 điểm cơ bản lãi suất, bởi Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ rất khó giải thích vì sao lựa chọn như vậy”.

50 điểm cơ bản: Một lần là xong

Việc phê duyệt chính sách giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, hoặc một nửa điểm phần trăm, sẽ được hiểu là có những ẩn ý sâu sắc hơn - đó không chỉ là sửa lỗi điều hành của Fed khi tăng lãi suất vào tháng 12 năm ngoái, mà thể hiện cơ quan này cảm thấy cần phải căn chỉnh lại thị trường và bảo vệ nền kinh tế trước những thiệt hại tiềm tàng lớn hơn.

Việc giảm nửa điểm phần trăm sẽ cho nhiều lợi ích, Joe LaVorgna, kinh tế trưởng khu vực châu Mỹ của Natixis nói.

“Nó giúp cho Fed có cơ hội lớn hơn để bẻ gẫy kỳ vọng quá mức của thị trường, đưa nó trở lại trạng thái cân bằng”, ông nói.

Một cách để thắng thế là hành động lớn hơn điều thị trường kỳ vọng vào thay đổi chính sách của Fed trong lần họp điều hành tháng 7, rồi sau đó chờ đợi, để mọi thứ tùy thuộc vào dữ liệu sau đó. Thị trường sẽ cảm thấy chính sách tiền tệ đảm bảo cho sự ổn định tốt hơn.

“Fed không cần nhắm đến mức điều chỉnh thấp mà có thể tạo thế cân bằng hơn nếu giảm 50 điểm cơ bản”, Joe LaVorgna nói.

Các thị trường có độ nhạy với chính sách tiền tệ dự báo Fed sẽ cắt giảm lãi suất mạnh mẽ, sau bài phát biểu của Chủ tịch Fed New York John Williams hôm thứ Năm. Quan chức có ảnh hưởng này nói rằng Fed nên hành động nhanh chóng và mạnh mẽ khi các khó khăn đối với nền kinh tế dường như đang định hình, đồng thời đề cập rằng các công cụ thị trường cho thấy thời điểm để cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã đến.

Nhưng một phát ngôn viên của Fed đã nhanh chóng rút lại nhận xét trên, nói rằng Williams chỉ nói về mặt lý thuyết chứ không phải theo cách nên được hiểu là ý định chính sách.

“Bằng cách đi cắt giảm lãi suất mạnh mẽ hơn, mọi việc coi như đã làm xong”, La Laorgorg nói. “Nếu nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng và vượt qua sóng gió, Fed đã hoàn thành công việc. Trong khi nếu giảm lãi suất nhỏ giọt, chúng ta sẽ phải chờ xem nền kinh tế phản ứng ra sao để quyết định chính sách từ lần họp này đến lần họp khác. 50 điểm cơ bản giúp bạn đi trước một bước”.

Ông nói thêm rằng động thái này sẽ giúp đảo ngược đường cong lãi suất, tạo cơ hội để ​​lợi suất ngắn hạn, cụ thể là lãi suất chính sách của Fed, cao hơn so với lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm, vốn trong quá khứ hiện trạng đường cong lãi suất là tín hiệu suy thoái kinh điển.

Giữ nguyên chính sách lãi suất

Đánh giá thị trường đối với khả năng Fed không thay đổi lãi suất là bằng không, đã duy trì trong nhiều tuần. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có quan điểm ủng hộ giải pháp chính sách này của FOMC.

Chủ tịch Fed tại Boston, Eric Rosengren, nói với CNBC hôm thứ Sáu tuần trước rằng lãi suất không cần phải thay đổi, và Chủ tịch Fed tại Kansas City Esther George cũng đã đưa ra những bình luận tương tự gần đây với Wall Street Journal.

Ở phía ủng hộ cắt giảm, các quan chức Fed dẫn lý do từ tác động của cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, tăng trưởng toàn cầu chậm hơn và lạm phát thấp...

Nhưng không nêu các tín hiệu kinh tế chỉ ra nhu cầu nới lỏng chính sách. Thị trường chứng khoán đang giao dịch quanh mức cao kỷ lục, tăng trưởng kinh tế quý II của Mỹ có thể sẽ ở mức khoảng 2%, và tiêu dùng đang ổn định.

“Tại sao buộc phải tính chuyện cắt giảm lãi suất lúc này khi dữ liệu về giá trị sản phẩm của nền kinh tế vẫn vững chắc và các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang bắt đầu lại? Tôi nghĩ rằng đó là một câu hỏi hay”, Bill English, một cựu quan chức Fed và hiện là giáo sư tại Trường Quản lý Yale, đặt vấn đề. “Giả sử Fed cắt giảm lãi suất trong cuộc họp này, tôi nghĩ Powell sẽ phải giải thích những gì đã thay đổi từ cuộc họp tháng Sáu để khiến họ điều chỉnh quan điểm chính sách.

Bill English hy vọng Powell sẽ quan tâm hơn nữa đến vấn đề với Trung Quốc, lạm phát và chi tiêu đầu tư giảm nhẹ, những yếu tố có thể đè nặng lên nền kinh tế ở phía trước.

“Truyền thông xung quanh các quyết định chính sách sẽ thực sự quan trọng”, ông nói. “Đó sẽ là khoảng thời gian thú vị và sẽ là một cuộc họp thú vị. Tất cả điều đó sẽ giúp giải thích FOMC đã bắt đầu tư đâu và suy tính những gì”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả