menu
Trung Quốc trước nguy cơ đánh mất ngôi vương trong cuộc chiến đất hiếm?
copy link
Thu Trà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trung Quốc trước nguy cơ đánh mất ngôi vương trong cuộc chiến đất hiếm?

Nghiên cứu khuyến nghị Trung Quốc nên tăng cường thăm dò và khai thác đất hiếm trong nước, đồng thời đa dạng hóa quan hệ đối tác quốc tế.

Các chuyên gia từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) nhận định, vị thế dẫn đầu của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu có thể sắp lung lay.

Trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Chinese Rare Earths, các nhà khoa học dự báo thị phần xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc có thể giảm mạnh từ 62% hiện tại xuống còn 28% vào năm 2035, khi các nguồn cung mới gia tăng. Đến năm 2040, con số này có thể tiếp tục giảm xuống 23%, đánh dấu sự suy giảm rõ rệt trong vị thế thống trị của Trung Quốc do sự trỗi dậy của các mỏ khai thác tại châu Phi, Nam Mỹ và Úc.

Các chuyên gia từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) nhận định, khi nhu cầu đất hiếm toàn cầu tiếp tục tăng, châu Phi và Úc sẽ phát triển thêm nhiều mỏ khai thác tiềm năng, trong khi châu Âu cũng bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng. Họ cho rằng sự thay đổi này sẽ định hình lại ngành công nghiệp, thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa nguồn cung đất hiếm trên thế giới.

Ngay cả những mỏ đất hiếm lớn tại miền nam Trung Quốc, vốn nổi tiếng với trữ lượng đất sét hấp phụ ion, cũng có nguy cơ bị cạnh tranh bởi các dự án khai thác ở Greenland và Nam Mỹ. Mỏ Kvanefjeld của Greenland – nơi chứa một trong những trữ lượng oxit đất hiếm lớn nhất thế giới – được dự đoán sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự dịch chuyển này.

Nghiên cứu, do các chuyên gia tại Học viện Đổi mới CAS Ganjiang thực hiện, là một trong những phân tích hiếm hoi từ một tổ chức nhà nước Trung Quốc thừa nhận sự suy yếu trong khả năng kiểm soát chuỗi cung ứng đất hiếm của nước này. Hiện tại, Trung Quốc sở hữu khoảng 60% trữ lượng đất hiếm toàn cầu và chiếm tới 90% sản lượng chế biến, giúp nước này duy trì lợi thế chiến lược trong các ngành công nghệ cao như sản xuất điện thoại thông minh và ô tô điện.

Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng châu Phi, đặc biệt là mỏ Steenkampskraal của Nam Phi và các dự án tại Tanzania, có thể gia tăng thị phần từ dưới 1% năm 2025 lên 6% vào năm 2040, dù vẫn đối mặt với thách thức về cơ sở hạ tầng và rủi ro địa chính trị.

Trong khi đó, tại Nam Mỹ, các mỏ Serra Verde và Amazon của Brazil – nơi giàu các nguyên tố đất hiếm quan trọng như dysprosi – có thể đáp ứng tới 13% nhu cầu toàn cầu vào năm 2040, dù triển vọng này còn phụ thuộc vào những xung đột với cộng đồng bản địa và các quy định môi trường.

Úc cũng không đứng ngoài cuộc chơi khi các mỏ Mount Weld (nổi tiếng với nguồn neodymium tinh khiết 99%) và Olympic Dam đang xây dựng mạng lưới lọc dầu liên minh với Mỹ, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng mô hình dự báo không tính đến các rủi ro chính trị và môi trường. Các yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu, bất ổn tại những quốc gia khai thác mới nổi như Mali hay nguy cơ ô nhiễm do chế biến quặng chứa thorium ở châu Phi đều có thể ảnh hưởng đến xu hướng thị trường.

Để đối phó với những biến động này, nghiên cứu khuyến nghị Trung Quốc nên đẩy mạnh khai thác trong nước, đồng thời mở rộng hợp tác chiến lược với các quốc gia giàu đất hiếm như Myanmar, Việt Nam, cũng như các khu vực tài nguyên dồi dào ở châu Phi và Nam Mỹ.

Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống dự trữ chiến lược vững chắc cũng được đề xuất nhằm giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường và đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng. "Trong thời kỳ khủng hoảng hoặc giá cả biến động mạnh, việc giải phóng nguồn dự trữ kịp thời có thể giúp ổn định thị trường và duy trì hoạt động công nghiệp", báo cáo nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
Chia sẻ 1