menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Tiến Thành

Trung Quốc sẽ làm gì với dầu mỏ?

Từ chỗ nhập siêu dầu mỏ, khí đốt, Trung Quốc từng bước đảm bảo nhu cầu trong nước, tăng dự trữ và trở thành “ẩn số khó giải” trên thị trường năng lượng hóa thạch.

Trung Quốc sẽ làm gì với dầu mỏ?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ ký kết văn kiện sau hội đàm ngày 21/3. Ảnh: Reuters

Cách Trung Quốc xoay xở để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế khổng lồ thực sự bà bài học có giá trị chiến lược. Ở đó, chúng ta thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn và khéo léo giữa sức mạnh tài chính, phương thức ngoại giao và tầm ảnh hưởng quốc gia.

Chính sách đặc biệt

Không phải đến khi chiến sự Nga - Ukraine làm đảo lộn dòng chảy khí đốt và dầu mỏ từ châu Âu sang châu Á, những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ mới hưởng lợi, từ lâu Bắc Kinh đã thi triển những nước đi vững chắc.

Nằm trong tính toán cho vay đổi lấy tài nguyên từ sau năm 2008 được mô tả kỹ lưỡng trong tập sách “Đạo quân Trung Quốc thầm lặng”, các công ty Trung Quốc đã làm chủ lĩnh vực khai khoáng từ Trung Á đến châu Phi và Nam Mỹ. Trung Quốc cũng đầu tư hàng trăm tỷ USD vào mạng lưới khai thác dầu mỏ và khí đốt khổng lồ của Nga.

Bản tính toán sơ bộ các khoản đầu tư vào Nga từ năm 2005-2021 cho thấy các công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền lên tới 95 tỷ USD, vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga, đồng thời mạnh bạo chi 48 tỷ USD để mua cổ phần trong các công ty dầu khí nhà nước Nga.

Ngày 21/3 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có lần thứ 39 gặp gỡ Tổng thống Nga kể từ khi ông nắm quyền lãnh đạo cường quốc châu Á. Nga - Trung sẽ mở đường ống dẫn dầu “Power of Siberia 2” công suất 50 tỷ m3/năm xuyên qua Mông Cổ dẫn khí đốt trực tiếp đến Trung Quốc. Dự án này có thể thay thế “Dòng chảy phương Bắc 2”, giúp loại bỏ vị thế khách hàng lớn của châu Âu.

Không dừng lại ở đó, các nhà ngoại giao con thoi Trung Quốc góp phần không nhỏ giúp các doanh nghiệp dầu khí nước này trúng hàng loạt gói thầu lớn ở Trung Đông. Hợp đồng 25 năm với Iran, cam kết cung cấp khí hóa lỏng 27 năm với Qatar, ký 34 thỏa thuận năng lượng với Saudi Arabia, thu mua đến 90% sản lượng khai thác của Oman...

Dĩ nhiên, nền kinh tế Trung Quốc không thể tiêu thụ hết hàng chục triệu thùng dầu Nga mỗi ngày. Bắc Kinh sẽ biết cách biến chúng thành món hàng đặc phẩm để trở thành nhà cung cấp số một trong tương lai gần. Thế nên, chẳng có gì lạ khi ông Tập vắng mặt tại COP26!

Trung Quốc sẽ làm gì với dầu mỏ?

Gazprom chuyển giao khí đốt cho Trung Quốc qua "siêu đường ống".

Đảo lộn trật tự toàn cầu?

Trung Quốc sẽ làm gì với dầu mỏ? Một câu hỏi có vẻ thừa, nhưng không thể không giành sự quan tâm. Bởi từ khi nguồn năng lượng này phổ biến, dầu mỏ là nguồn cơn của nhiều cuộc chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn; chia bè kết cánh, đảo lộn trật tự toàn cầu.

Thứ nhất, đảm bảo an ninh năng lượng là suy nghĩ phổ quát và chính đáng của mọi quốc gia đặc biệt, với nền kinh tế trên đà lao đến đỉnh toàn cầu như Trung Quốc. Trái ngược với dự báo có phần lạc quan gần đây, nhu cầu dầu mỏ và khí đốt vẫn cấp bách cho đến khi chúng bị hút cạn!
Thứ hai, dự kiến tháng 8/2023, Hội nghị Thượng đỉnh các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS) trình làng đồng tiền chung giữa Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, mục đích thoát khỏi đồng đô la. Cố nhiên, cần có thứ gì đó để bảm bảo giá trị quy ước cho đồng tiền chung.

Đấy chính là dầu mỏ và một số tài nguyên định hình tương lai. Do vậy, Trung Quốc đã đồng thời mở ra cuộc đua thâu tóm “vàng đen” - theo nguyên tắc khi và chỉ khi nắm được quyền phân phối mới có quyền định đoạt giá cả, sản lượng và ngược lại.

Thứ ba, làm chủ thị trường năng lượng hóa thạch, Trung Quốc chắc chắn thành công với nhiệm vụ gầy dựng lên hệ sinh thái đồng minh, đối tác, trục lợi ích do họ chủ trì. Chuyến thăm chớp nhoáng của Thủ tướng Đức đến Bắc Kinh sau đại hội 20 Đảng cộng sản Trung Quốc mang nhiều hàm ý, trong đó khẳng định tầm quan trọng của Trung Quốc với châu Âu.

Tuy nhiên, trật tự mới, trục lợi ích đang hình thành - đó có phải là thế giới đa cực như tuyên bố? Lịch sử dầu mỏ cho thấy, đấy là cuộc chơi của một vài cường quốc, kéo theo một tổ chức được thiết kế để kiểm soát thị trường, gia tăng lợi nhuận và ảnh hưởng “địa chính trị”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
3 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại