24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hồng Hồng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trung Quốc sắp ra tay giải cứu ông lớn quỹ tín thác Zhongrong?

Trung Quốc đã yêu cầu hai công ty tài chính lớn nhất kiểm tra sổ sách của Zhongrong International Trust. Bloomberg đánh giá đây có thể là động thái mở đường để Chính phủ giải cứu ngân hàng ngầm này. 

Bloomberg dẫn lại nguồn tin thân cận cho biết Citic Trust - một đơn vị trực thuộc Citic Group - và CCB Trust - công ty được hậu thuẫn bởi Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) - sẽ dẫn dắt nỗ lực ổn định hoạt động của Zhongrong.

Hiện vẫn chưa rõ những nỗ lực này sẽ dẫn tới kết quả gì, nhưng trong quá khứ, Citic từng tiến hành đợt rà soát tương tự đối với công ty quản lý tài sản Huarong Asset Management và sau đó Chính phủ đã đưa ra gói giải cứu 6.6 tỷ USD cho Huarong.

Kế hoạch trên cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang rất lo ngại về tác động của ngành quỹ ủy thác quy mô 2,900 tỷ USD đối với sự ổn định của hệ thống tài chính, nhất là khi nền kinh tế đã chững lại tăng trưởng vì cuộc khủng hoảng bất động sản.

Động thái này cũng là dấu hiệu cho thấy những doanh nghiệp quốc doanh đang đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực vực dậy và kiểm soát rủi ro trong nền kinh tế.

Trước đó, Zhongrong và công ty quản lý tài sản liên quan Zhongzhi Enterprise Group khiến thị trường lo sợ sau khi trễ hạn thanh toán với hàng loạt sản phẩm đầu tư do họ phát hành. Đây là các sản phẩm được bán cho các cá nhân giàu có và doanh nghiệp.

Trước khi công chúng biết tới những rắc rối của Zhongrong, Cơ quan Quản lý Tài chính Quốc gia (NAFR) đã thành lập tổ công tác để đánh giá các rủi ro từ Zhongrong, dựa trên nguồn tin thân cận. Nguồn tin này cho biết gần một nửa số tiền mà Zhongrong huy động đã được chuyển đến công ty mẹ hoặc các đơn vị liên kết.

Quy mô của 10 công ty quỹ tín thác lớn nhất tại Trung Quốc

Trung Quốc sắp ra tay giải cứu ông lớn quỹ tín thác Zhongrong?

Vì sao vấn đề ở Zhongrong lại đáng ngại?

Đây không phải lần đầu một công ty quỹ tín thác gặp rắc rối. Ngành quỹ ủy thác của Trung Quốc đã chịu cảnh thua lỗ trong nhiều năm qua, nhưng Zhongzhi có lẽ là thách thức lớn nhất của Bắc Kinh.

Tập đoàn tư nhân này đang quản lý khối tài sản hơn 1,000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương khoảng 138 tỷ USD). Ngoài ra, Zhongzhi gắn kết chặt chẽ với các nhà đầu tư giàu có, các công ty phát triển bất động sản đang gặp khó khăn và nhiều tổ chức tài chính khác. Do đó, việc Zhongzhi trễ hạn thanh toán đang làm dấy lên lo lắng rằng rắc rối đang bắt đầu lan rộng khắp ngành tài chính.

Chưa hết, ngành quỹ tín thác của Trung Quốc cũng là nguồn tài trợ quan trọng cho những doanh nghiệp muốn đi vay mà không đủ điều kiện để ngân hàng cấp khoản vay, ví dụ như các nhà phát triển bất động sản và công ty huy động vốn cho chính quyền địa phương (LGFV).

Các quỹ tín thác huy động vốn từ các khách hàng giàu có và sau đó đầu tư vào hàng loạt dự án và các tài sản khác. Goldman Sachs ước tính ngành quỹ tín thác Trung Quốc có thể phải đối mặt với các khoản lỗ tương đương 38 tỷ USD.

Các sản phẩm gắn liền với bất động sản chiếm hơn 70% trường hợp vỡ nợ trong những quý gần đây. Các công ty bất động sản đang chìm trong cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng, với Evergrande đã nộp đơn bảo hộ phá sản ở Mỹ, trong khi Country Garden trễ hạn thanh toán và cảnh báo về khả năng vỡ nợ.

Không phải lần đầu tiên

Câu chuyện Chính phủ giải cứu không phải là điều lạ với lĩnh vực quỹ tín thác.

Trong năm 2020, Chính phủ Trung Quốc cũng tham gia vào kế hoạch tái cấu trúc của Anxin Trust nhằm ngăn chặn “rủi ro tài chính mang tính hệ thống”. Cơ quan quản lý ngành ngân hàng cũng tiếp quản việc kiểm soát New Times Trust và New China Trust, cùng với 7 tổ chức tài chính khác liên kết với Tomorrow Group.

Cuối năm đó, Sichuan Trust mất khả năng thanh toán với các sản phẩm mà họ phát hành ra. Hàng trăm nhà đầu tư đã kéo tới trụ sở để đòi lại tiền. Vào thời điểm đó, các cơ quan điều hành Trung Quốc đã tiếp quản Sichuan Trust để duy trì sự ổn định về tài chính và xã hội

Trong năm nay, New China Trust đã tuyên bố phá sản sau 3 năm nỗ lực giải cứu nhưng không thành công. Đây là công ty quỹ tín thác đầu tiên sụp đổ kể từ khi Luật Ủy thác được ban hành vào năm 2001.

Các công ty tín thác còn khoản nợ hàng tỷ USD sắp đến hạn. Chỉ riêng Zhongrong đã có 270 sản phẩm đầu tư phải thanh toán cho khách trong năm nay, giá trị tổng cộng 39.5 tỷ Nhân dân tệ, theo dữ liệu từ Use Trust.

Citic Trust hiện đang quản lý khối tài sản 1.5 ngàn tỷ Nhân dân tệ, trong khi CCB Trust quản lý khoảng 1.4 ngàn tỷ Nhân dân tệ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả