24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Thị Diễm Quỳnh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Triển vọng vĩ mô Việt Nam nửa cuối năm 2022 và năm 2023: Đầu tư công là động lực tăng trưởng chính

Nếu thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023 với giải ngân đầu tư công cải thiện mạnh, GDP Việt Nam có thể tăng trên 7% trong năm 2023. SSI Research nhận định, đồng thời đưa ra 2 kịch bản kém khả quan hơn cho kinh tế Việt Nam trong năm tới.

Sau khi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã nhanh chóng triển khai các dự án đầu tư công trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023, bao gồm hai dự án đường vành đai ở Hà Nội và TP HCM, và một số tuyến đường cao tốc. SSI Research cho rằng, đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng chính từ nửa cuối năm 2022, trong đó việc giải ngân vốn sẽ tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư công đang được ưu tiên.

Để thúc đẩy đầu tư công, Chính phủ đang đặt mục tiêu sẽ bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp cho các dự án trước quý II/2023, phần còn lại bàn giao vào quý IV/2023. Hơn nữa, để thúc đẩy tốc độ giải ngân, Chính phủ cũng sẽ áp dụng cơ chế thưởng vượt tiến độ cho các nhà thầu, cũng như thành lập ban chỉ đạo quốc gia về các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. SSI Research nhận định, những điều trên thể hiện một quyết tâm chính trị rất lớn.

Cũng theo SSI Research, trong 6 tháng cuối năm 2022, các yếu tố rủi ro đến từ bên ngoài vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước, bao gồm diễn biến lạm phát tại Mỹ, việc tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (và các NHTW trên thế giới) cũng như khả năng suy thoái tại một số nền kinh tế lớn trên thế giới. Các rủi ro này có thể làm tăng trưởng xuất khẩu giảm, từ đó gây áp lực lên tiền Đồng trong bối cảnh nhu cầu trong nước yếu đi do lạm phát gia tăng. Trong khi số liệu kinh tế vĩ mô nửa cuối năm 2022 được kỳ vọng vẫn cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa tỷ lệ lạm phát trong tầm kiểm soát và mức tăng trưởng GDP cao (trên mức nền thấp của năm 2021), thì diễn biến vĩ mô năm 2023 có thể có nhiều khó khăn hơn.

Trong nửa đầu năm 2023, nhiều khả năng chỉ số CPI sẽ bật tăng cao vượt mức mục tiêu 4%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu chậm dần lại. Áp lực tăng giá đối với nhiều nhóm hàng hóa/dịch vụ vốn thuộc nhóm Nhà nước quản lý về giá (như điện, nước, giáo dục, y tế…) là khó có thể tránh khỏi. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam hiện tại đang là kiểm soát lạm phát, sau đó là tăng trưởng khi rủi ro lạm phát giảm dần.

Năm 2023, SSI Research tin rằng sẽ là một năm tăng trưởng dựa vào hoạt động đầu tư. Các gói kích thích kinh tế có thể sẽ giải ngân mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022, nhưng phần lớn các gói kích thích này sẽ được giải ngân vào năm 2023. Cùng với đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vẫn là động lực quan trọng đối với tăng trưởng của Việt Nam. Cả hai yếu tố này sẽ là chủ điểm đầu tư của Việt Nam trong dài hạn.

Triển vọng vĩ mô Việt Nam nửa cuối năm 2022 và năm 2023: Đầu tư công là động lực tăng trưởng chính

Kịch bản kinh tế vĩ mô năm 2023

Năm 2022, dữ liệu kinh tế quý II/2022 cho thấy nhiều khả năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 7,0% (tương đương với mức tăng 7,5% trong nửa cuối năm 2022) nhờ mức nền thấp của năm 2021. Lạm phát năm 2022 có thể về đích ở 3,5% thấp hơn so với mục tiêu 4,0% của Chính phủ và so với mức lạm phát được dự báo các quốc gia khác. Tuy nhiên, lạm phát tại thời điểm cuối quý IV/2022 có thể sẽ tăng lên 5% so với cùng kỳ và thậm chí sẽ cao hơn trong quý I/2023 trước khi hạ nhiệt dần vào nửa cuối năm 2023.

Sang năm 2023, trong kịch bản khả quan (hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu, xung đột Ukraine-Nga kết thúc vào năm 2022 và Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid), GDP Việt Nam có thể tăng trên 7% khi thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Ở kịch bản cơ sở, GDP Việt Nam có thể dao động từ 6,3%-6,5% nếu nền kinh tế toàn cầu phải trải qua cuộc “hạ cánh cứng” (nhưng không phải là một cuộc suy thoái kéo dài), căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt đáng kể, trong khi giãn cách xã hội tại Trung Quốc được nới lỏng dần.

Ở kịch bản kém khả quan, SSI Research dự báo, GDP nước ta có thể chỉ tăng trưởng 5,5-6% nếu nền kinh tế toàn cầu phải trải qua cuộc “hạ cánh cứng” và cuộc suy thoái kéo dài. Cần thêm thời gian để giải quyết tất cả các vấn đề toàn cầu. Trong nước, chiến dịch lành mạnh hoá nền kinh tế tiếp tục diễn ra, làm trì hoãn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, dẫn đến tăng trưởng thấp hơn so với tiềm năng. Tương ứng với 3 kịch bản trên, CPI dự báo ở mức 4,5%; 4,2% và 5%.

Triển vọng TTCK Việt Nam

Triển vọng vĩ mô Việt Nam nửa cuối năm 2022 và năm 2023: Đầu tư công là động lực tăng trưởng chính

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2022, VN-Index đã giảm 20%. Mặc dù mức giảm tương đương với nhiều thị trường khác, chỉ số VN30 có mức giảm thấp hơn ở mức 18,7% trong nửa đầu năm, cho thấy nhiều cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ đã trải qua một đợt điều chỉnh sâu hơn (lên đến 50%-70% ở một số cổ phiếu). Tỷ lệ giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài được cải thiện lên 8,4% trong 6 tháng đầu năm, cao hơn mức 5%-6% vào năm 2021 - nhưng thấp hơn nhiều so với mức 15% trước Covid (năm 2019) do các nhà đầu tư cá nhân giao dịch kém sôi động. Giá trị giao dịch trung bình hàng ngày trong 6 tháng đầu năm 2022 xấp xỉ mức trung bình của năm 2021. Vào cuối tháng 7, thanh khoản thị trường chỉ ở mức một phần ba so với mức đỉnh được thiết lập vào cuối năm 2021, nhưng không thấy có nhiều xác suất giảm thêm đối với thanh khoản hàng ngày của thị trường.

Dựa trên 86 công ty trong phạm vi phân tích của SSI Research, ước tính tăng trưởng lợi nhuận bình quân sẽ đạt 19,6% cho năm 2022 (giảm so với mức 21,3% trong báo cáo tháng trước chúng tôi) và 14,8% cho năm 2023. P/E của thị trường đang được định giá là 11 lần cho năm 2022 và 9,7 lần cho năm 2023. Tuy nhiên, ngành ngân hàng được dự báo vẫn tiếp tục có những kết quả khả quan trong ngắn hạn, do rủi ro từ bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự lộ diện rõ nét. Không tính lĩnh vực ngân hàng, thì tỷ lệ P/E năm 2022 và 2023 sẽ lần lượt là 14,5 lần và 13,1 lần, đây không phải là mức quá hấp dẫn so với mức trong quá khứ.

Về triển vọng ngành, SSI chấm điểm tích cực cho ngành bất động sản khu công nghiệp, ngành bảo hiểm, ngành CNTT và ngành y tế. Trong khi đó, ngành có triển vọng tiêu cực là ngành liên quan đến hàng hóa và ngành liên quan đến xuất khẩu (may mặc, thủy sản, đồ gỗ, cảng), do nhu cầu toàn cầu suy giảm sẽ có tác động đến các ngành này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Trần Thị Diễm Quỳnh Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả