24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Minh Đức Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Trần chi phí lãi vay có lẽ là một trong những quy định gây tranh cãi nhất của ngành thuế

Năm 2017, trong Nghị định về quản lý giao dịch liên kết (thường gọi là Nghị định chống chuyển giá), Bộ Tài chính đưa ra quy định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% EBITDA của doanh nghiệp. EBITDA = lợi nhuận + chi phí lãi vay + khấu hao.

Quy định này tác động mạnh đến các doanh nghiệp Việt Nam, do các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay, chi phí lãi vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu chi phí, lợi nhuận.

Khi quy định này có hiệu lực, các doanh nghiệp phản ứng dữ dội. Họ kêu lên Thủ tướng. Chính phủ đã phải tổ chức nhiều cuộc họp.

Sau một hồi thảo luận, năm 2020, Bộ Tài chính đã đồng ý sửa đổi quy định với 3 điểm nhượng bộ: (1) nâng mức trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; (2) cho phép luỹ kế 5 năm thay vì hết năm nào tính năm đó; (3) cho phép hồi tố lại kỳ tính thuế từ năm 2017.

-------------------------

Sự việc tưởng chừng xong xuôi, nhưng gần đây nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục phản ánh vướng mắc về trần chi phí lãi vay.

Cuối năm 2022, lãi suất trên thị trường tăng vọt. Các doanh nghiệp phải trả chi phí lãi vay rất lớn cho các ngân hàng. Thế nhưng, khi kê khai khoản tiền này, cơ quan thuế đã loại phần vượt 30% khỏi chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Pháp luật quy định, doanh nghiệp nào vay của một ngân hàng với giá trị khoản vay lớn hơn 1/4 vốn chủ sở hữu và 1/2 tổng nợ trung dài hạn thì được coi là giao dịch liên kết, và vì thế bị khống chế trần. Trường hợp này khá phổ biến vì doanh nghiệp nào mà chẳng tập trung vay của một ngân hàng quen, hiếm có doanh nghiệp nào được nhiều ngân hàng cho vay hợp vốn.

Khổ cái là doanh nghiệp nợ ngân hàng thật, tiền phải trả cho ngân hàng thật, cả hai bên cũng không hề cố tình đẩy lãi suất lên để né thuế mà do lãi suất trên thị trường tăng mạnh như vậy thật.

Hệ quả khá vô lý khi doanh nghiệp thua lỗ lớn nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

-----------------------------------

Nhiều doanh nghiệp ví quy định trần chi phí lãi vay này giống với trần chi phí quảng cáo cách đây hơn 20 năm.

Từ năm 1999, Bộ Tài chính đưa ra quy định chi phí quảng cáo được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa là 3%, 5%, 7% tuỳ theo từng ngành. Đến năm 2004, ngưỡng này được nâng lên 10%.

Hồi sửa Luật Thuế TNDN năm 2013, Bộ Tài chính vẫn duy trì quan điểm phải khống chế trần chi phí quảng cáo, nhưng đồng ý nâng lên 15%. Nhưng chỉ mấy tháng sau, Bộ Tài chính đã đồng ý bãi bỏ ngưỡng này, áp dụng từ đầu năm 2015.

Mình nghe nói (không biết chú Huynh Tran Huu có thể xác nhận), sự thay đổi này đến một cách khá đơn giản. Trong một hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, khi nhiều ý kiến phản ánh vướng mắc trần chi phí quảng cáo, Thủ tướng quay sang hỏi Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Có bỏ được không?”. Bộ trưởng nghĩ một tí rồi nói: “Được.” Thế là bỏ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nguyễn Minh Đức Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả