TNG - Liệu mùa cao điểm có bù đắp cho nhiều rủi ro chi phí?
I. Tổng quan doanh nghiệp - TNG CTCP đầu tư và thương mai TNG – 1 trong những doanh nghiệp dệt may lớn nhất Việt. Hoạt động tại các mảng bao gồm May mặc xuất khẩu, sản xuất bông tấm, thùng carton, in, giặt, thêu, nhuộm công nghiệp, sản xuất lều, găng tay và mảng mới nhất là BĐS từ năm 2018.
Nhưng Mảng kinh doanh cốt lõi: Sản xuất hàng may mặc suất khẩu. Với hơn 98% sản phẩm TNG phục vụ cho việc xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ các khách hàng/đối tác - Thương hiệu nhà bán lẻ tại Hoa Kỳ chiếm 46%; Châu Âu 35%, trong đó pháp chiếm 16% với đối tác chủ lực là Decathlon.
Địa bàn hoạt động: Công ty sở hữu trên 300 chuyền may sản xuất với 18 chi nhánh và trụ sở. Hầu hết các nhà máy của TNG đều đóng quân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. So với các đơn vị cùng ngành khác, quy mô về nhà may, chuyền may và lao động thì TNG đang giữ vị thế top1. Năm 2024, TNG đã tăng 15% công suất chuyền may tương đương 45 chuyền may, nâng tổng số truyền may hiện hữu lên 367 chuyền. Bên cạnh đó, tuyển thêm hơn 2000 lao động để phục vụ cho nhu cầu tăng cao đặc biệt là mùa cao điểm cuối năm. Hiện tại, TNG đang có khoảng gần 20.000 lao động.
TNG hiện đang sản xuất theo 2 phương thức là: FOB cấp 1 và Gia công CMT với tỷ trọng là 80% – 20% trong cơ cấu doanh thu. Chi phí nguyên vật liệu chiếm 56-58% trong đó Vải, Bông chiếm 60 -70% chi phí nguyên vật liệu, Chỉ may, phụ kiện, hóa chất (Thuốc nhuộm) phần lớn được chỉ định nguồn nhập bởi đối tác và phần lớn được nhập khẩu từ Trung quốc, Hồng koong, Hàn quốc, Ấn độ. Còn lại khoảng 30% là chi phí nhân công, và mức chi phí này vẫn được duy trì ổn định.
98% sản phẩm TNG phục vụ cho việc xuất khẩu theo đơn đặt hàng từ các khách hàng/đối tác - Thương hiệu nhà bán lẻ lớn kể đến như Decathlon (Pháp) Columbia Sportwear,The Children’s Place (Mỹ); Châu phi (Asmara) ngoài ra có các đối tác/ thương hiệu lớn khác như H&M, Nike, Adidas, Haddad, sportmaster,...
II. Bức tranh xuất nhập khẩu ngành dệt may: Cho thấy gam màu sáng của ngành
Trong tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 4,66 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ và tăng 8,3% so với tháng trước. Đây là tháng đầu tiên trong năm 2024, KNXK DM Việt Nam đạt mốc 4,66 tỷ USD. Và cũng là con số cao nhất kể từ tháng 8-2022 đến nay và thiết lập đỉnh lịch sử.Lũy kế 8 tháng 2024, Việt Nam xuất khẩu 28,6 tỷ USD hàng dệt may, tăng 7,2% so với cùng kỳ.
Hiện tại, Việt Nam đang chiếm vị trí số 2 thị phần xuất khẩu qua thị trường Mỹ (Top 1: Trung Quốc, Top 3: Bangladesh).
Thị trường xuất khẩu đặc biệt là Mỹ - Tồn kho quần áo ở mức thấp và doanh số bán quần áo tại Mỹ đang cho thấy xu hướng cải thiện so với cùng kỳ.Các nhà bán lẻ sẽ gia tăng đơn hàng và các quý cuối năm – Mua cao điểm sẽ thể hiện rõ nét hơn về mức tăng này.
1 dấu hiệu khả quan hơn nữa khi tình hình nhập khẩu nguyên liệu đầu vào là Xơ, sợi dệt, vải cũng đã tăng liên tiếp từ đầu năm 2024, T8/2024 ghi nhận mức 260 triệu USD, cao nhất kể từ thời điểm sau Covid19. Khi Việt Nam vẫn còn phụ thuộc 64% Sơ Xợi, vải (Nguyên liệu đầu vào) từ thị trường Trung Quốc. Nhưng lợi thé cho doanh nghiệp nhập khẩu NVL đầu vào là không bị đánh thuế. Sự tăng nhập NVL đầu vào là tín hiệu cho thấy sự gia tăng hàng tồn kho chuẩn bị phục vụ đơn hàng xuất khẩu đặc biệt mùa cao điểm cuối năm.
III. Sức khỏe tài chính - Phân tích rủi ro cần theo dõi
Rủi ro khoản phải thu: Khoản phải thu tính hết Q2/2024 của TNG đạt 1.069 tỷ đồng, tăng 28% YoY và 72% QoQ. Trong đó đang chú ý, khoản phải thu của đối tác TCP tăng đột biến 170% đạt 376 tỷ đồng (Gần 35% Khoản phải thu) .Mặc dù là 1 đối tác quen thuộc cũng như là 1 tập đoàn lớn, nhưng gần đây phía đối tác đang gặp khó khăn về tài chính gây nên mối quan ngại về khả năng chi trả nợ cho TNG.
Trong những năm gần đây, Đại dịch covid 19 qua đi, The Children's Place đã phải đối mặt với nhiều thách thức do sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là sự tăng trưởng của thương mại điện tử và sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Việc giảm doanh thu bán hàng chủ yếu bởi doanh số bán lẻ giảm do số lượng cửa hàng ít hơn (đã đóng cửa thêm 5 cửa hàng trong kỳ), đồng thời lượng khách đến cửa hàng vật lý và nhu cầu thương mại điện tử đều đồng loạt giảm.
Trong kết quả tài chính quý gần nhất Q2/2024 được công bố bởi The Children's Place - nhà bán lẻ truyền thống của Mỹ về các sản phẩm quần áo và phụ kiện trẻ em có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), công ty này ghi nhận doanh thu thuần giảm 16,7% so với cùng kỳ, xuống chỉ còn 268 triệu USD. Do đó, đà lao dốc doanh thu cùng lãi vay vẫn neo ở mức cao… khiến công ty kéo dài trạng thái “bết bát” khi lỗ ròng gần 38 triệu USD trong kỳ. Đáng chú ý, việc liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ đã đẩy công ty vào tình thế âm vốn chủ sở hữu gần 35 triệu USD, và là quý ghi nhận mức âm thứ hai liên tiếp.
Đây là rủi ro về khoản phải thu đối với TNG mà gần đây Media liên tục đưa tin.
BLĐ TNG chia sẻ: Chưa phải là rủi ro trong khó khăn thu hồi nợ của The Children’s Place do
(1) The Children’s Place đang nổ lực cơ cấu - đóng bớt những cửa hàng không hiệu quả để tái cấu trúc. Công ty cũng tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển các dòng sản phẩm mới để thu hút khách hàng;
(2) Vẫn đang huy động được nguồn vốn vay từ các ngân hàng lớn tại Mỹ Well Fargo, National Association hay Quỹ Mithaq (quỹ đầu tư tại Ả Rập, hiện đang là cổ đông lớn nhất của TCP);
(3) Cải thiện hoạt động thông qua việc tái bổ nhiệm nhiều vị trí cấp cao có kinh nghiệm trong ngành thời trang;
(4) Sự phục hồi của bối cảnh thị trường.
Đa dạng hóa danh mục đối tác: Không rủi ro như 1 đơn vị cùng ngành như GIL với 80% doanh thu đóng góp bởi đối tác amazon. Hiện TCP đang chiếm khoảng 15% tổng đơn hàng FOB của TNG, và TNG cũng đang và đang tìm thêm đối tác/đơn hàng thay thế cho đơn hàng giảm từ The Children’s Place kể đến là H&M và Walmart hiện đã hoàn thanh quá trình kiểm định yêu cầu “Xanh hóa” tại các nhà máy của TNG à Triển vọng tăng trưởng đơn hàng 2025. Bên cạnh đó, triển vọng từ đối tác chủ lực là DCL - Đối tác chủ lực “Át chủ bài” – Decalthon khi TNG và Decathlon- Tập đoàn bán lẻ đồ thể thao hàng đầu của Pháp, đã xây dựng mqh đối tác chiến lược toàn diện và đưa TNG trở thành top 3 nhà cung cấp của hãng. Sẽ là triển vọng sáng và dài hơi trong quá trình phát triển của doanh nghiệp
Và khi bóc tách ra, Phần lớn khoản nợ trả lãi là nợ ngắn hạn, chiếm 37,2% Tổng nguồn vốn. Với các khoản vay ngắn hạn, TNG đang được hưởng lợi do mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp. Mặt bằng lãi suất đối với các khoản vay cũ và mới đều giảm và giảm 1% so với đầu năm. Bên cạnh đó, các khoản vay bằng USD chiếm tỉ trọng không nhỏ trong cơ cấu nợ sẽ nhưng bối cảnh về mặt tỉ giá đã dần hạ nhiệt, điều này càng giảm đi áp lực nợ vay cho TNG. Cùng với đó, với kết quả kinh doanh đang rất tốt thì TNG có thể tiếp tục giảm dần nợ vay cũng như cải thiện thanh khoản và dòng tiền.
IV. Kết quả hoạt động kinh doanh Q2/2024
Năm 2023 là cú lội ngược dòng trước bối cảnh thị trường xuất khẩu sụt giảm đơn hàng, TNG vẫn về đích sớm hơn hết hoạch và đạt mức cao nhất trong lịch sử 45 năm hoạt động của doanh nghiệp này.
Q2/2024, TNG ghi nhận kết quả ấn tượng khi thiết lập mức cao nhất trong lịch sử về doanh thu thuần đạt 2.173 tỷ đồng (+9% YoY) và LNST đạt 88 tỷ đồng (+105% YoY) – Mức cao nhất sau 6 quý trở lại đây. Mức tăng trưởng này thể hiện rõ nét ở Biên lợi nhuận gộp cải thiện vượt bậc 16% nhờ vào phần lớn các đơn hàng FOB có giá trị cao hơn so với cùng kỳ, khi mà thời điểm Q2/23 để trụ vững trong bối cảnh thị trường quốc tế (Mỹ, EU,..) gặp nhiều khó khăn khi họ thắt chặt chính sách tiền tệ khiến đơn hàng giảm, doanh nghiệp phải tiếp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh hay BLNG thấp như CMT để duy trì hoạt động. Quay lại với Q2/24, nền kinh tế của các quốc gia – Thị trường xuất khẩu trên dần phục hồi. Các đối tác lớn tại Mỹ đã bán hết hàng tồn kho, Đáng chú nhất, Dệt may TNG cũng ghi nhận lượng đơn đặt hàng tăng đột biến từ đối tác chiến lược lâu năm là Decathlon nhằm phục vụ nhu cầu cho thế vận hội Olympic Mùa Hè diễn ra vào T6/2024 tại Pháp.TNG cũng đẩy mạnh hợp tác với khách hàng mới à Đơn hàng được cải thiện tích cực.
Lũy kế 6T/2024, doanh nghiệp đạt 3.528 tỷ đồng doanh thu (+6% YoY) và 130 Tỷ đồng LNST (+35%YoY). Và theo mục tiêu kế hoạch doanh nghiệp đề ra, 7900 tỷ doanh thu và 310 tỷ đồng LNST. Và con số này tăng lần lượt 6% và 42% so với năm 2023. Như vậy, 6T đầu năm 2024, TNG đã Lần lượt hoàn thành 45% và 42% mục tiêu kế hoạch doanh thu và LNST cả năm 2024 mà TNG đề ra.
Đó là những con số trong quá khứ, liệu những con số này có tiếp tục đẹp trong nửa cuối năm hay không, chúng ta cùng phân tích các điểm nhấn đầu tư cho doanh nghiệp này.
V. Điểm nhấn đầu tư & Định giá
1. Mở rộng số lượng chuyền may: Nâng tổng số chuyền may hiện có từ 322 lên 367 chuyền may (45 chuyền- Tăng 15%). Nhằm đáp ứng lượng đơn tăng thêm TNG cũng đá tăng 15% công suất trong quá trình dịch chuyển hai nhà máy Việt Đức và Việt Thái vào KCN Sơn Cẩm, nhằm tăng tính liên kết với các nhà máy phụ trợ, qua đó cải thiện hiệu suất tổng thể.
2. Gia tăng đơn hàng – Phục hồi từ thị trường xuất khẩu đặc biệt là Mỹ (Hàng tồn kho thấp) và nhà bán lẻ gia tăng đơn hàng phục vụ cho mùa cao điểm cuối năm: Hiện TNG đã lấp đầy đơn hàng trong năm 2024 và đang tìm kiếm đơn hàng cho 2025: Số lượng đơn hàng được gia tăng hỗ trợ bởi đơn đặt hàng từ các khách hàng cũ và nổi bật nhất là DCT nhờ mqh đối tác chiến lược. Bên cạnh đó là đối tác khách hàng mới.Dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh – từ các sự kiện biểu tình, bạo động về vấn đề tiền lương.
3. Đơn giá bình quân của các đơn hàng ký mới của TNG ước tính tăng +5% YoY chủ yếu nhờ lượng đơn hàng FOB quay trở lại từ tập khách hàng cũ và giảm bớt lượng đơn CMT với giá trị thấp, đồng thời tăng năng suất khi ứng dụng tự động hóa vào nhiều khâu sản xuất à Biên lợi nhuận gộp đã ghi nhận hồi phục so với cùng kỳ trong 3 quý liên tiếp.
4. Định hướng đến đơn hàng ODM với biên lợi nhuận cao hơn.
5. Yếu tố cuối cùng: Cũng là yếu tố cạnh tranh mà tất cả các lĩnh vực trên thế giới hướng đến> Công nghiệp xanh. Dệt may TNG đã và đang tiếp tục duy trì chiến lược đầu tư chú trọng về ESG trong tương lai nhằm giành được thị phần: Đối với quốc tế, Khi hiện tại băng la dét vẫn cso lợi nhế nhất khi đang sở nhữu nhiều nhà máy xanh nhất thế giới. Trong đó cói 52 lọt TOP 100 nhà máy xanh và hiện đại nhất thế giới. Đối với các đơn vị cùng ngành: TNG có lợi thế cạnh tranh cao hơn khi tuân thủ các quy định về xanh hóa nhà máy (LEED, LOTUS) từ sớm.
Chúng tôi sẽ không phân tích chi tiết mảng này bởi đánh giá mảng Bất động sản đang đóng góp tỷ trọng rất thấp (Không đáng kể) vào doanht hu của doanh nghiệp khi: TNG đang định hướng chú trọng tập trung toàn lực vào mảng kinh doanh cốt lõi.
(1) Hồi cuối năm 2023, Dệt may TNG đã thông qua kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ Dự án nhà ở Thương mại TNG Village cho TNG Land. Dự án này có tổng diện tích 0,3 ha Dự án TNG Village đã chuyển nhượng toàn bộ cho công ty LDLK TNG Land (2023 - 48%). Hiện tại thì TNG land đang có dự án Khu đô thị Peace Village Khu dân cư (KDC) thành phố Phổ Yên có tổng diện tích 11,08ha vừa khởi công vào T4/24 dự kiến sẽ đưa vào sử dụng Q4/2025. Đối với riêng TNG hiện chưa có kế hoạch phát triển thêm dự án BĐS mới trong tương lai.
(2) Cụm công nghiệp Sơn Cẩm: Thời gian bắt đầu cho thuê còn khá lâu khi hiện tại tốc độ GPMB chậm. Doanh nghiệp định hướng tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi do vạy với quỹ đấy 49 ha tại khu công nghiệp Sơn Cẩm 1, Dệt may TNG vừa cho biết sẽ giảm diện tích cho thuê tại đây từ 49 ha ban đầu xuống còn 27 ha (giảm 45%). Trong đó, 15 ha vốn dự kiến dành cho thuê sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng nhà máy dệt may và 7 ha sẽ được chuyển nhượng cho công ty con TNG Land.
Tổng kết lại, chúng ta đi định giá hợp lý cho cổ phần TNG với tình hình kinh doanh phục hồi cùng những triển vọng tích cực trên của ngành dệt may. Với lợi nhuận ước tính sẽ hoàn thành kế hoạch và P/E mục tiêu 11.5 lần tương ứng với giá cổ phiếu 32.500 đồng. Kết thúc phiên giao dịch 24/09/2024, TNG đóng cửa với giá 26.000 đồng/CP (Upside 23%)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận