menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (mã CK: TNG) là một trong những cái tên lớn trong ngành dệt may Việt Nam. Động lực tăng trưởng của TNG đến từ hoạt động kinh doanh chính của DN từ triển vọng ngành kết hợp với mảng BĐS. Hiện tại DN cũng đang trở thành đối tác của nhiều thương hiệu thời tranh nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy SFI đánh giá với CP TNG: Triển vọng dài hạn

I. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập năm 1979. Năm 2003, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Sản xuất và mua bán hàng may mặc; Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc... Công ty là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.

II. CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH NỬA ĐẦU NĂM 2021

Cụ thể, tính riêng quý 2 doanh thu thuần đạt 1.460 tỷ đồng, tăng 36,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên tỷ lệ tăng chi phí vốn cao hơn, đến 41,3% dẫn đến lợi nhuận gộp thu về đạt 198,7 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ.

Trong quý doanh thu tài chính đạt 9 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng so với cùng kỳ còn chi phí tài chính lại tăng 8 tỷ đồng, lên mức 45,6 tỷ đồng chủ yếu do tăng chi phí lãi vay.

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm
Đáng chú ý, công ty tiết giảm được khoản lớn chi phí bán hàng, từ 42 tỷ đồng xuống còn 27,2 tỷ đồng, tương ứng giá trị giảm 14,8 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 10 tỷ đồng – lên trên 61 tỷ đồng. Kết quả, quý 2 TNG lãi sau thuế 61 tỷ đồng, tăng trưởng 90% so với lợi nhuận đạt được quý 2/2020
TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 doanh thu thuần đạt 2.371 tỷ đồng, tăng 28,9% so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính tăng 4,1 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 8,8 tỷ đồng. Đặc biệt chi phí bán hàng giảm được 30,7 tỷ đồng, xuống còn 42,8 tỷ đồng. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 9 tỷ đồng, lên trên 105 tỷ đồng.

Theo công bố gần nhất về hoạt động kinh doang 7 tháng đầu năm, TNG đạt doanh thu đạt 595 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 29,5 tỷ đồng, bằng xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp kỳ này đạt 14,1%, tăng so với mức 13,5% cùng kỳ năm trước, cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang cải thiện.

III. ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG

1. Đẩy mạnh thị trường xuất khẩu

- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tiềm năng sang Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt và sang châu Âu khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020

- Ngành dệt may đang cố gắng phục hồi lại việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Theo báo cáo của Bộ Công thương Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ phục hồi và Mỹ là thị trường lớn của xuất khẩu may mặc Việt Nam khi thị trường này thường chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nói chung. Đối với TNG, các đối tác từ Mỹ thường chiếm từ 36-40% tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn.

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm

- Thị trường tiêu dùng bán lẻ Mỹ đang dần phục hồi khi nước này đang hoàn tất việc tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tới toàn bộ dân số trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt là cơ hội cho các công ty gia công may mặc gia tăng giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam luôn duy trì vị trí thứ 2 trong số các nước có giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ, sau Trung Quốc và thị phần nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Mỹ đang gia tăng hàng năm.

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm
- Tận dụng EVFTA khi mà Châu Âu đang ưu đãi về thuế cũng là cơ hội cho TNG thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm
- Thị trường châu Á cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của TNG, chủ yếu là Singapore. Singapore đang đạt tỉ lệ tiêm chủng khá cao, do đó thị trường tiêu dùng bán lẻ may mặc được kì vọng phục hồi tốt. Bối cảnh này thuận lợi cho TNG trong việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm
2. Nhà máy Đồng Hỷ và Võ Nhai tiếp tục lắp đặt thêm chuyền may, nâng tổng công suất lên 9%

Nhà máy Đồng Hỷ lắp đặt nốt 24/33 chuyền may, nhà máy Võ Nhai lắp đặt thêm 21/35 chuyền may, tăng 150% công suất hiện có của 2 nhà máy này, giúp nâng tổng công suất của công ty lên khoảng 9%. Thêm nữa, TNG đã kín đơn hàng đến hết tháng 9/2021 và chỉ nhận đơn hàng từ tháng 10 trở đi.

3. Doanh thu BĐS tăng trưởng

Từ năm 2021, doanh thu mảng BĐS dự báo nở rộng trong cơ cấu doanh thu của TNG. Trong năm 2021, doanh thu BĐS chủ yếu đến từ Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1 và dự án TNG Village 1.

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm
- Cụm công nhiệp Sơn Cẩm 1 đang triển khai cho thuê và khả năng cao diện tích cho thuê là 70% trong năm 2021. CCN Cụm công nhiệp Sơn Cẩm 1 đang triển khai cho thuê và dự kiến diện tích cho thuê là 35ha trong năm 2021 với giá thuê tốt hơn trong khu vực và dự báo ghi nhận 50% doanh thu và lợi nhuận từ phần đất đã cho thuê này.
- Dự án TNG Village 1 đã hoàn thành 90% và đang bàn giao nhà. Dự án này có quy mô 2.841m2, diện tích sàn xây dựng 19.950m2 gồm 17 tầng và 01 tầng hầm. Tổng số căn 186 căn với diện tích từ 41m2-76m2/ căn. Hiện dự án đã bàn giao 70% số căn và tiếp tục đẩy mạnh bán hàng. Doanh thu dự kiến 237,5 tỷ, LNTT gần 43 tỷ và khả năng cao ghi nhận 50% trong năm 2021.
TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm

3. Rủi ro

- Rủi ro hoạt động: ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động, do đó, nếu công ty bị đình trệ sản xuất do diễn biến của dịch bệnh thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thúc đẩy sản xuất đúng tiến độ và có thể chịu tổn thất do bồi thường đơn hàng nếu không đúng tiến độ.
- Rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào: TNG chủ yếu gia công theo hình thức FOB loại 2, tức là tự tìm kiếm đầu vào nguyên liệu, do đó, việc giá nguyên liệu tăng mạnh gần đây có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận ở cuối năm 2021 nếu tồn kho nguyên liệu giá rẻ không đáp ứng đủ sản xuất.
- Rủi ro vận chuyển: Hoạt động kinh doanh của TNG chủ yếu phục vụ xuất khẩu, do đó, rủi ro từ việc khan hiếm container và chi phí vận chuyển tăng cao cũng ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của TNG.

4. Dự phóng và khuyến nghị

- Uớc tính TNG có thể đạt Doanh Thu Thuần là 5348 tỷ đồng tăng trưởng 20% so với năm trước và đạt khoảng 400 tỷ đồng LNTT năm 2021 tăng trưởng 100% so với cùng kỳ .

- EPS đạt 4.055 đồng/cổ phiếu.

Sử dụng phương pháp PE cho định giá và chiết khấu dòng tiền. Thì giá mục tiêu của TNG sẽ là 40k/CP

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

TNG: Câu chuyện phục hồi Dệt may cuối năm

Trên đồ thị tuần, TNG tạo mô hình 3 đáy khá vững chắc. Hiện TNG đã gần vùng giá định giá nên cũng không rẻ nữa cũng như vùng giá này thật sự cheo leo, nên phù hợp với ai có sẵn hàng mua thêm thì hơn

Tuy nhiên trên đồ thị ngày, TNG vẫn thể hiện sức mạnh khi dòng tiền vào lớn và lực bán ra chưa mạnh. Nên vùng giá 31-32 có thể gom dần hàng trong ngắn hạn, mua thêm khi vượt 33 đỉnh cao nhất hiện tại, hàng về -5% là cutloss theo nguyên tắc.

Bài viết do SFI Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: Vũ Hải Đăng 0973.723.461; Hoàng Kim Anh: 096.696.9653 ! Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Vũ Hải Đăng SFI Team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

22 Yêu thích
7 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại