[TINH GIẢN BỘ MÁY] Giải phóng “sức ỳ” trước khi tinh giảm biên chế
Chúng ta đã nói rất nhiều về tinh giản hơn nữa bộ máy cơ quan công quyền nhưng cần phải có một quyết tâm đủ lớn để chiến thắng ‘sức ỳ” tại các bộ ngành hiện nay.
Vào biên chế không phải để “ngồi chơi xơi nước”, mà phải có công việc để làm chứ không phải “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Nhưng kết quả cho thấy, nhiều năm qua việc giảm biên chế là vô cùng khó khăn, thậm chí càng giảm thì càng “phình ra”.
Một phần nguyên nhân là do các cơ quan quản lý thực sự không coi trọng đến việc bố trí, sắp xếp và cơ cấu lại tổ chức, cũng như sắp xếp lại bộ máy quản lý. Từ đó làm cho lương, thưởng không đi đôi với chất lượng và khối lượng công việc như chúng ta mong muốn.
Do đó, đây là thời điểm chín muồi để cho việc tinh gọn biên chế bộ máy quản lý nhà nước, từ sức ép trọng nền kinh tế thị trường. Đồng thời, phải xây dựng quy chế hoạt động trong từng cơ quan, cho từng nhân viên một cách khoa học, khi đó mới tinh giảm được biên chế cũng như áp dụng quy chế nâng lương cho nhân viên.
Có một thời kỳ, các bộ, ngành đua nhau “phình ra” để tăng thêm biên chế, hay đòi hỏi thêm quyền lợi. Nhưng bây giờ đưa ra tiêu chí tinh giản thì cũng phải tính toán thật kỹ, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm biên chế trong các cơ quan công quyền là chủ trương rất đúng đắn, nhưng giảm cái gì, giảm như thế nào, những bộ ngành nào cần sáp nhập lại, lý do vì sao…phải mang tính khoa học, việc này không thể làm theo cảm tính.
Do đó, muốn tinh giảm được bộ máy hành chính, việc đầu tiên là phải quyết tâm làm để đưa đến một sự thay đổi tích cực. Nhiều người đặt câu hỏi liệu có thể làm được không? Tôi cho rằng, việc này hoàn toàn có thể làm được, chỉ sợ thiếu quyết tâm và lòng dũng cảm từ bỏ quyền lợi cá nhân để vì một điều chung.
Từ trước đến nay, chung ta luôn đưa ra chủ trương giảm biên chế để có cơ hội tăng lương, cán bộ có công việc thật, cống hiến thật và toàn tâm toàn ý vào công việc. Lo ngại nhất khi không có việc làm sẽ dẫn đến “nhàn cư vi bất thiện”, từ đó làm hư hỏng cán bộ.
Vì nếu không có thời gian rảnh rỗi, người lao động sẽ phải cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch công việc. Mỗi người lao động phải làm gì, toàn bộ máy quản lý hành chính phải làm gì, từ đó làm cho hoạt động của cả hệ thống trôi chảy.
Tuy nhiên, vẫn có một thực tế, tại nhiều cơ quan công quyền vẫn tồn tại hiện tượng “người làm, người chơi”. Điều này cũng dễ hiểu, một công việc chỉ cần 1 người thì bố trí 3 - 4 người cùng làm. Việc này đương nhiên sẽ dẫn đến “đùn đẩy” công việc cho nhau, thậm chí còn có “ước muốn” lên làm lãnh đạo với “chức này, vụ kia” như trưởng, phó phòng.
Đây là lý do khiến nhiều cán bộ trong bộ máy công quyền không “toàn tâm toàn ý” với công việc, nảy sinh tiêu cực khi xử lý công việc. Vì thế, để tinh giảm được bộ máy hành chính thì “quyết tâm cao” của người đứng đầu các cơ quan ban, ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận