Tin thế giới 21/7: Nga dọa mở rộng mục tiêu ở Ukraine; Cơn "khát tiền" của Kiev; Chính phủ Italy sụp đổ; Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn hành động ở Syria
Xung đột Nga-Ukraine, lùm xùm quanh Dòng chảy phương Bắc 1, Thủ tướng Italy từ chức, tình hình Syria... là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Nga-Ukraine
Theo ông Lavrov, các mục tiêu của Nga sẽ mở rộng hơn nữa nếu phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí tầm xa như Hệ thống rocket phóng hoạt cơ động cao (HIMARS) cho Kiev. (Reuters)
Theo bà Baerbock, Nga tiếp tục thay đổi lập luận và đó chỉ là những “tuyên truyền mới của phía Moscow. Lần này họ nói là hỗ trợ quân sự, nhưng thực chất họ đã tấn công Kiev và các khu vực khác của Ukraine trước đây”.
Khẳng định sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine, nhà ngoại Baerbock khẳng định: "Đây là sự ủng hộ chung của cả cộng đồng quốc tế trong đó có các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để hỗ trợ Ukraine". (DW)
Phát biểu họp báo, bà Zakharova nhấn mạnh: "Chính quyền Mỹ cấm Ukraine suy nghĩ về việc đàm phán với chúng tôi và rõ ràng buộc Ukraine phải chiến đấu đến người cuối cùng".
Trước đó, Nga khẳng định nước này sẵn sàng đàm phán với Ukraine, song cáo buộc Kiev tỏ vẻ không mặn mà với hòa đàm. (Reuters, Sputnik)
Phát biểu họp báo, ông Mylovanov chia sẻ: “Chúng ta cần tăng các khoản vay và hỗ trợ của bạn bè quốc tế, họ cần cung cấp cho chúng ta nhiều tài chính hơn. Trong nội bộ, chúng ta phải tiêu tiền cẩn thận hơn”.
Cố vấn Mylovanov lưu ý rằng, đề xuất của chính phủ Ukraine về việc hoãn thanh toán trái phiếu bằng đồng euro trong 2 năm, được thông qua tại cuộc họp 1 ngày trước đó, cũng là một “dấu hiệu” cho thấy nước này cần nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Theo Bộ Tài chính Ukraine, các khoản vay của chính phủ cho ngân sách nhà nước từ tháng 1-6/2022 đã lên tới 561,3 tỷ Hryvnia (19 tỷ USD), tăng 33,5% so với kế hoạch cho giai đoạn này. (Reuters)
Tờ Politico dẫn lời ông Brown cho hay: "Có tiêm kích của Mỹ, có chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển, có Eurofighter hoặc Rafale. Thế nên có rất nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau có thể được đưa tới Ukraine... Sẽ là một loại nào đó không phải là của Nga, chắc là tôi chỉ có thể nói với ông như vậy".
Ông Umerov cũng bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, số lượng các cảng xuất khẩu ngũ cốc sẽ được nâng lên. Theo quan chức Ukraine, một nhóm giám sát dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ) tại Istanbul sẽ theo dõi công tác tuân thủ các quy tắc an ninh. (Rambler)
Dòng chảy phương Bắc 1
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố, nếu các tuabin khí của Dòng chảy phương Bắc 1 không được trả lại Moscow thì chỉ có thể bơm 30 triệu m3 khí đốt mỗi ngày, thay vì 60 triệu m3 như hiện nay. (Reuters)
Tập đoàn độc quyền khí đốt Gazprom của Nga đã giảm khoảng 60% công suất cung cấp khí đốt cho Đức qua Dòng chảy phương Bắc 1 trong những tuần gần đây, đổ lỗi cho tình trạng không có tuabin khí của hãng Siemens (Đức), vốn đang được sửa chữa ở Canada và bị Ottawa giữ lại do các lệnh trừng phạt.
Berlin đã bác bỏ lời giải thích về tuabin của Tập đoàn năng lượng Gazprom và cho rằng, Moscow đang siết chặt nguồn cung để trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan cuộc xung đột ở Ukraine. (AFP)
Phát biểu tại cuộc họp ở Moscow, ông Putin nói: “Một tuabin cần được sửa chữa theo kế hoạch, nó không được Canada trả lại vì các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Gazprom, dù đó là thiết bị của Siemens. Nguyên nhân Canada hành động như vậy là do nước này khai thác dầu mỏ và khí đốt và có kế hoạch thâm nhập thị trường châu Âu”.
Tuabin được cho là đang trên đường vận chuyển về Nga, trong khi công việc bảo dưỡng định kỳ, vốn làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 1, đã hoàn tất vào ngày 21/7. Moscow cho biết, tuabin này rất cần thiết cho hoạt động bình thường của Dòng chảy phương Bắc 1. (AFP)
Ông Price bình luận: “Việc nối lại cung cấp khí đốt sẽ giúp cho Đức và các đồng minh châu Âu khác bổ sung dự trữ khí đốt, tăng cường an ninh năng lượng và sự ổn định". (RIA)
Châu Âu
Trước đó, ông Draghi đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện với 95 phiếu ủng hộ, 38 phiếu chống, song 3 đảng lớn trong liên minh cầm quyền là Phong trào 5 sao (M5S), Liên đoàn và Forza Italia đều từ chối tham gia bỏ phiếu.
Văn phòng Tổng thống Italy cho biết, chính phủ của ông Draghi vẫn tiếp tục nắm quyền để xử lý các công việc hiện tại cho đến cuộc bầu cử tiếp theo, sớm nhất là vào đầu tháng 10 tới.
Tổng thống Mattarella sẽ tiến hành các thủ tục theo quy định của Hiến pháp, trong đó bao gồm việc tiến hành tham khảo ý kiến từ các lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện, chuẩn bị sắc lệnh giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử trong vòng 70 ngày kể từ khi giải tán Quốc hội.
Hiện các đảng phái ở Italy đang bước vào giai đoạn vận động tranh cử. Chính phủ tiếp theo rất có thể sẽ là một liên minh bao gồm các đảng trung hữu, theo chủ nghĩa dân tộc, có quan điểm nghi ngờ châu Âu.
Từ Mỹ, Nhà Trắng ra tuyên bố khẳng định quan hệ đối tác mạnh mẽ với Italy và cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Rome trong một loạt vấn đề ưu tiên. Từ Brussels, Cao ủy châu Âu về kinh tế Paolo Gentiloni cảnh báo sắp tới sẽ là một “giai đoạn khó khăn”. (Reuters)
Phát biểu trên đài phát thanh France Inter, bà Boone nói: "Italy đang bước vào giai đoạn có lẽ kém ổn định hơn trước. Tôi muốn tri ân ông Mario Draghi, chính khách xuất chúng, là một đối tác của Pháp. Chúng tôi đã làm việc tốt với nhau. Ông ấy là một trụ cột của châu Âu". (AFP, Reuters)
Trước đó hôm 20/7, cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã chiến thắng trong vòng bỏ phiếu thứ 5 của các nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền và sẽ cạnh tranh để trở thành lãnh đạo mới của đảng này cũng như đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Anh thay ông Boris Johnson. (Reuters)
Phát biểu trước các bộ trưởng nội các, các nhà ngoại giao và đại diện nước ngoài, Thủ tướng Edi Rama gọi sự kiện này là “một ngày lịch sử đối với Albania”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Rama thừa nhận con đường trở thành thành viên EU sẽ không dễ dàng với những thay đổi cần thiết trong nhiều lĩnh vực, bao gồm quản trị và hỗ trợ nhiều hơn cho tự do truyền thông. (Sloboden Pecat)
Lệnh trừng phạt dự kiến có hiệu lực từ ngày 21/7. (Reuters)
Châu Á
Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhấn mạnh rằng, ông đã đề cập vấn đề này trong cuộc gặp những người đồng cấp Iran và Nga ở Tehran hôm 19/7.
Hãng thông tấn bán chính thức Anadolu dẫn lời ông Erdogan nói: “Chúng tôi mong muốn Nga và Iran sẽ sát cánh cùng Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố, hiện đang ở cách biên giới phía Nam của nước ta 30 km. Họ nên giành cho chúng ta sự hỗ trợ cần thiết".
Theo nhà lãnh đạo, "không có quan điểm khác biệt giữa đảng Công nhân người Kurd (PKK) và Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG)”.
Trong khi đó, ngày 21/7, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhấn mạnh, nước này không cần sự cho phép của bất kỳ ai để tiến hành hoạt động phản công quân sự nhằm vào lực lượng phiến quân người Kurd tại Syria.
Cuộc pháo kích xảy ra vào ngày 20/7, khiến 8 người thiệt mạng và 23 người khác bị thương. Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ gây ra vụ việc.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo giới chức Iraq nên tránh để bị rơi vào "bẫy" này, đồng thời nhấn mạnh, hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Iraq luôn nhằm mục đích chống lại PKK. (Reuters)
Seoul đang tiến hành các cuộc tham vấn liên quan với Bắc Kinh, ưu tiên kế hoạch của Ngoại trưởng Park Jin. (Yonhap)
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm của ông Widodo sẽ được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, ông Widodo sẽ đến Nhật Bản ngày 27/7 để hội kiến Nhật hoàng Naruhito và hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio.
Tổng thống Indonesia cũng sẽ thăm Hàn Quốc và tiến hành hội nghị thượng đỉnh với người đồng cấp nước chủ nhà Yoon Suk Yeol trong khoảng thời gian từ 27-28/7 theo lời mời của Tổng thống Yoon. (Reuters, Kyodo, Yonhap)
Châu Mỹ
Danh sách này bao gồm 21 công dân Nicaragua, 16 người Guatemala, 15 người Honduras và 7 công dân El Salvador.
Những người này sẽ không được cấp thị thực và nhập cảnh vào Mỹ, do những cáo buộc cản trở điều tra tham nhũng, phá hoại các tiến trình và thể chế dân chủ, làm suy yếu khả năng của chính phủ trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân và góp phần gây ra tình trạng di cư trái phép. (Reuters)
Bộ Ngoại giao Mexico đã được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo về việc hoãn chuyến thăm, nhưng không nêu lý do dẫn tới quyết định này. (Reuters)
Châu Phi: Mali trục xuất người phát ngôn phái bộ của LHQ
Ngày 20/7, chính quyền Mali ra lệnh trục xuất người phát ngôn Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali (MINUSMA) Olivier Salgado và đã thông báo quyết định này cho Phó đặc phái viên của LHQ Daniela Kroslak.
Nhà chức trách Mali cáo buộc ông Salgado, quốc tịch Pháp, đăng tải “thông tin không thể chấp nhận được” trên mạng xã hội Twitter một ngày sau vụ bắt giữ 49 binh sĩ Côte D’Ivoire ở thủ đô Bamako hôm 10/7.
LHQ bày tỏ “vô cùng” lấy làm tiếc trước quyết định của Bamako. Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq nhấn mạnh, nguyên tắc cá nhân không được chào đón không áp dụng cho các nhân viên của LHQ và nói thêm rằng “những biện pháp thích hợp” sẽ được thực hiện nhưng không tiết lộ thêm thông tin. (AFP)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận