Tin thế giới 20/5: Nga dùng Su-57 ở Ukraine, cắt khí đốt tới Phần Lan; Trung Quốc nói NATO ‘chia năm sẻ bảy’
Nga dùng Su-57 ở Ukraine, cắt khí đốt tới Phần Lan; Trung Quốc nói NATO ‘chia năm sẻ bảy’,... là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder có thể bị EP áp lệnh trừng phạt. (Nguồn: Getty Images)
Nguồn tin nói: “Máy bay Su-57 bắt đầu được sử dụng ở Ukraine khoảng 2 đến 3 tuần sau khi khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt. Các máy bay này hoạt động bên ngoài khu vực tiêu diệt hiệu quả của các hệ thống phòng không đối phương”.
Máy bay chiến đấu Su-57 lần đầu được thử nghiệm ở Syria năm 2018. Năm 2020, Su-57 đã chính thức được sử dụng trong quân đội Nga. Đến cuối năm 2024, VKS sẽ nhận được 22 chiếc Su-57 và đến năm 2028, số lượng này sẽ tăng lên 76 chiếc.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay, Moscow gần như kiểm soát hoàn toàn vùng ly khai Luhansk ở miền Đông Ukraine. Theo Bộ trưởng Shoigu, cho tới nay, đã có tới 1.908 binh lính Ukraine đầu hàng tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol, nơi đang chịu sự kiểm soát của Moscow. Tuy nhiên, hiện thông tin này chưa được kiểm chứng một cách độc lập. (AFP/Reuters/TASS)
Châu Âu
Trên Twitter, Ngoại trưởng Linde viết: “Do thông tin sai lệch được lan truyền rộng rãi về (Thụy Điển) và PKK, chúng tôi muốn nhắc lại rằng Chính phủ (Thụy Điển) từ thời cố Thủ tướng Olof Palme là chính quyền thứ hai sau Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là tổ chức khủng bố hồi năm 1984. EU có động thái tương tự vào năm 2002 ... Lập trường này vẫn không thay đổi”.
Trước đó một ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Thụy Điển và Phần Lan chứa chấp và tài trợ cho “những kẻ khủng bố”, nhắc lại cáo buộc của Ankara rằng hai nước Bắc Âu này ủng hộ các nhóm bị xem là khủng bố, cụ thể là PKK và nhóm người Kurd ở Syria YPG. (Reuters)
* Nga dự định xây dựng căn cứ quân sự mới đáp trả NATO: Ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Moscow sẽ thành lập căn cứ quân sự mới ở khu vực phía Tây nước Nga, nhằm đáp trả kế hoạch mở rộng của NATO.
Phát biểu tại cuộc họp được phát sóng trên truyền hình, ông Shoigu nêu rõ: “Muộn nhất cuối năm nay, 12 đơn vị và sư đoàn quân đội sẽ được thành lập ở Quân khu miền Tây”.
Theo Bộ trưởng Shoigu, quân đội Nga sẽ tiếp nhận hơn 2.000 thiết bị và vũ khí quân sự. (AFP)
Gasum đã từ chối thanh toán hợp đồng khí đốt với Gazprom bằng đồng Ruble theo yêu cầu từ phía Nga. Trong một tuyên bố, Giám đốc Điều hành của Gasum - Mika Wiljanen - cho hay: “Rất tiếc là việc chuyển giao khí đốt tự nhiên trong khuôn khổ hợp đồng giờ sẽ tạm dừng. Tuy nhiên, chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho tình huống này và nếu mạng lưới chuyển khí đốt không bị gián đoạn, chúng tôi sẽ có thể cung cấp khí đốt cho toàn bộ khách hàng trong những tháng tới”.
Dự kiến nguồn cung trên bị cắt kể từ 10 giờ sáng 21/5 theo giờ Hà Nội. Gasum cho biết sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các khách hàng trong nước từ các nguồn khác, thông qua đường ống Balticconnector kết nối giữa Phần Lan và Estonia. (Reuters)
Tờ Milliyet nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson và Tổng thống Mỹ Biden về khả năng gia nhập NATO, đồng thời cho biết nhà lãnh đạo Mỹ có thể đứng ra làm trung gian hòa giải cho hai nước Bắc Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tờ này, cách Thụy Điển giải quyết mối quan ngại của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến sự hiện diện của các nhà lập pháp người Kurd trong Quốc hội Thụy Điển sẽ giúp giải quyết vấn đề mâu thuẫn hiện nay. (Sputnik)
Bài báo nêu rõ: “NATO yêu cầu các thành viên tuân theo Washington trong cuộc đối đầu với Moscow, đồng thời phớt lờ lợi ích của chính các nước tham gia. Điều này càng làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa các lực lượng chính trị trong nội bộ châu Âu”.
Theo Thời báo Hoàn cầu, sau ý kiến bất đồng cứng rắn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đối với tư cách thành viên của hai nước Bắc Âu trong NATO, Tổng thống Croatia Zoran Milanovic nói rằng ông sẽ chỉ thị cho đại diện thường trực của nước mình trong liên minh này bỏ phiếu chống.
Tổng thống Milanovic tuyên bố Phần Lan và Thụy Điển chỉ có thể gia nhập liên minh khi vấn đề bình đẳng của người Croatia ở Bosnia và Herzegovina trong bầu cử được giải quyết. Ngoài ra, ông còn phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.
Các nhà báo kết luận, Washington có ý định làm suy yếu đáng kể Moscow, nhưng nhiều nước trong liên minh không nhất trí rằng Nga gây ra mối đe dọa an ninh. NATO càng bành trướng mạnh mẽ thì càng có nhiều rạn nứt trong tổ chức, và căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Nga sẽ dẫn đến rủi ro an ninh gia tăng đối với tất cả các thành viên NATO. (Sputnik)
Trước đó, ngày 19/5, Cơ quan lập pháp EU đã thông qua một nghị quyết rằng các lệnh trừng phạt được áp đặt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nên được mở rộng “đối với cả các thành viên châu Âu có chân trong hội đồng quản trị của các công ty, tập đoàn lớn của Nga cũng như các chính trị gia tiếp tục nhận tiền của Nga”.
EP đưa ra lời kêu gọi trừng phạt trên sau quyết định của Berlin giảm các đặc quyền của ông Schröder với tư cách là cựu Thủ tướng. Chính phủ liên minh của Đức gồm đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) ngày 18/5 đã đưa ra đề xuất tước bỏ văn phòng và nhân viên do nhà nước tài trợ của ông. Đây là một phần trong những đặc quyền cho phép các cựu Thủ tướng tiếp tục công việc chính trị. Tuy nhiên, Ủy ban Ngân sách nhận thấy rằng cựu Thủ tướng Schröder không còn thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào từ văn phòng cũ của ông nữa.
Mặc dù vậy, ông Schröder có thể không bị mất lương hưu, ước tính khoảng 100.000 Euro (tương đương 105.000 USD) một năm.
Những người chỉ trích nói rằng ông Schröder đã không làm gì để tách mình ra khỏi các mối quan hệ làm ăn với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, người ông Schröder vẫn gọi là bạn thân.
Khi còn là Thủ tướng, ông Schröder đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ kinh tế giữa Đức với Nga. (DW)
Đông Bắc Á
Thỏa thuận trên được công bố qua cuộc cuộc điện đàm giữa Thư ký Tổng thống Hàn Quốc về an ninh kinh tế Wang Yun-jong và Giám đốc cấp cao về công nghệ và an ninh quốc gia, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Tarun Chhabra, vài tiếng trước chuyến thăm Seoul của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố “hai bên có kế hoạch phối hợp thường xuyên trong các vấn đề an ninh kinh tế và chiến lược ứng phó qua cơ chế “đối thoại an ninh kinh tế” mới được khởi động này.
Việc ra mắt kênh đối thoại mới thể hiện cam kết của hai nước trong việc phối hợp chặt chẽ về chính sách và cùng giải quyết các vấn đề chính ảnh hưởng đến “liên minh công nghệ” giữa Hàn Quốc và Mỹ bao gồm chất bán dẫn, pin, trí tuệ nhân tạo và thiết lập chuỗi cung ứng.
Phía Mỹ bày tỏ hy vọng về một cuộc gặp trực tiếp giữa hai bên vào một ngày gần nhất và mời nhóm “đối thoại” của Hàn Quốc đến thăm Washington vào tháng tới. (Yonhap)
Thỏa thuận hạt nhân Iran
Theo ông, Tehran sẵn sàng đạt được một thỏa thuận "tốt", "mạnh mẽ" và "lâu dài" đồng thời tuân thủ các lằn ranh đỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Quan chức ngoại giao hàng đầu của Iran còn hoan nghênh Nga vì duy trì lập trường tích cực và ủng hộ việc đạt được một thỏa thuận có thể chấp nhận được đối với Iran.
Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov đánh giá quan hệ song phương với Tehran là quan trọng, đồng thời nhấn mạnh Moscow sẽ tiếp tục ủng hộ và nỗ lực để đảm bảo đạt được một thỏa thuận công bằng tại Vienna, qua đó đảm bảo các yêu cầu của Iran. (THX)
Sri Lanka
Thông cáo của Phủ Tổng thống Sri Lanka cho hay: “9 bộ trưởng nội các của chính phủ mới gồm tất cả các chính đảng đã tuyên thệ nhậm chức trước Tổng thống Gotabaya Rajapaksa”.
Trước đó, chính trị gia kỳ cựu Ranil Wickremesinghe đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng Sri Lanka để thành lập nội các mới sau khi anh trai của Tổng thống Gotabaya - ông Mahinda Rajapaksa - từ chức.
Trước đó, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh những cuộc biểu tình kéo dài liên quan đến tình trạng giá thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác tăng vọt.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã đưa ra khuyến cáo đặc biệt về đi lại liên quan đến Sri Lanka, trong bối cảnh quốc đảo Ấn Độ Dương đang rơi vào tình trạng bất ổn dân sự bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế.
Khuyến cáo của bộ trên kêu gọi các công dân Hàn Quốc hủy bỏ hoặc trì hoãn những chuyến đi không cần thiết đến Sri Lanka hoặc thận trọng hơn nếu đang ở đó. (Reuters/Yonhap)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận