Tin thế giới 18/7: Nga lập lờ thời hạn chiến dịch ở Ukraine; Đức hé lộ tung tích tuabin khí; Mỹ cố "thoát" Trung về đất hiếm
Xung đột Nga-Ukraine, vụ việc tuabin khí của Dòng chảy phương Bắc 1, quan hệ Mỹ-Trung Quốc... là một số tin thế giới nổi bật 24 giờ qua.
Nga-Ukraine
Trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Iran, ông Peskov nêu rõ: "Chắc chắn chiến dịch quân sự đặc biệt này sẽ kết thúc sau khi đạt được các mục tiêu đề ra. Chúng tôi không ấn định khung thời gian rõ ràng mà điều quan trọng nhất là hiệu quả của chiến dịch này".
Theo đại diện Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần đưa ra chỉ thị cho Lực lượng Vũ trang nước này là phải luôn chú ý tránh gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng dân sự và gây thương vong cho dân thường. (Sputnik)
Phát biểu với báo giới, ông Borrell nêu rõ: "Đó là vấn đề sinh tử đối với nhiều người. Và vấn đề đặt ra là Nga phải dỡ bỏ phong tỏa và cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine". (AFP)
Hiện hoạt động hỗ trợ của EU cho lực lượng vũ trang Ukraine về mặt thiết bị quân sự đã đạt 2,5 tỷ Euro. (Sputnik)
Theo ông, giải pháp hòa bình là cách duy nhất để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc cũng như khắc phục tình trạng nguồn cung năng lượng bấp bênh và loại bỏ những cản trở trong hoạt động cung ứng lương thực. (Sputnik)
Châu Âu
Trước đó, trong ngày 18/7, báo Kommersant đưa tin, Canada đã chuyển tuabin khí đến Đức bằng máy bay vào ngày 17/7 sau khi hoàn thành việc sửa chữa. Bộ Kinh tế Đức không cung cấp chi tiết hiện tuabin này đang ở đâu. (Reuters)
Ông cũng bày tỏ hài lòng khi "Tổng thống của 2 nước đang trong quá trình liên lạc thường xuyên".
Nga cũng thông báo sẽ dần từ bỏ đồng USD trong hoạt động thương mại với Iran khi hai bên đang phát triển quan hệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhấn mạnh rằng, Moscow và Tehran có cơ hội để xây dựng hợp tác nhằm giảm thiểu tác động từ các lệnh trừng phạt. (Sputnik)
Phát biểu trước Hội đồng Đối ngoại EU, ông Schallenberg nêu rõ, Áo đã nói rõ ràng rằng, không cần thiết thảo luận việc ngừng mua khí đốt Nga, bởi việc đó "sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chúng tôi".
Ông lưu ý, về vấn đề này, cần phải nhìn nhận thực tế "ngay cả khi điều đó gây khó chịu". (Teller Report)
Trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, Ngoại trưởng Lavrov nêu rõ, một phần của ván bài này "đang mang lại cho Ukraine và Moldova vị thế của 1 quốc gia, 1 ứng viên lâu dài của EU".
Tuy nhiên, theo ông, sẽ không có lợi ích tài chính hoặc kinh tế nào trong khuôn khổ "Cộng đồng Chính trị châu Âu" do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất, song EU sẽ mời tất cả các nước tham gia ngoại trừ Nga và sẽ đề xuất các nước cùng đoàn kết với đường lối chống Moscow của khối này.
Tuy vậy, lịch trình các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị chưa được thống nhất.
Ngoài ra, ông Peskov khẳng định, tình hình phát triển kinh doanh hiện nay ở Nga phức tạp do môi trường không thân thiện, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với những gì phương Tây dự đoán khi các nước này áp đặt lệnh phong tỏa, trừng phạt nhằm chống Moskva. (Sputnik)
Các vụ kiện được trình lên tòa án từ tháng 4 nhưng chưa có phiên điều xét xử nào được lên lịch.
Hồi tháng 3, EU trừng phạt tỷ phú Abramovich vì cáo buộc ông có "quan hệ mật thiết" và “đặc quyền tiếp cận” Tổng thống Nga Vladimir Putin, người được cho là đã giúp ông tích lũy tài sản. EU cũng cho rằng Điện Kremlin được hưởng lợi từ các khoản thuế của tập đoàn thép Evraz, mà Abramovich là cổ đông.
Anh cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà tài phiệt Nga, buộc ông phải bán Câu lạc bộ bóng đá Chelsea mà Abramovich sở hữu từ năm 2003, nhưng không có quyền thu lợi nhuận từ thương vụ này.
Ngoài S-400, trực thăng Mi-35 sẽ sớm hiện diện trong phiên chế quân đội Belarus.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Reynders liệt kê 6 quốc gia thành viên thực hiện chính trong việc này là Đức, Pháp, Ireland, Áo, Bỉ và Luxembourg, với tổng tài sản phong tỏa là 12,7 tỷ Euro.
Ủy viên Tư pháp EU đã đề nghị khối này xem xét một đề xuất, theo đó việc vi phạm các lệnh trừng phạt sẽ bị coi là tội phạm. Điều này sẽ cho phép các nước châu Âu không chỉ phong tỏa mà còn thu giữ tài sản.
Theo ông Radman, Croatia coi đây là "hành động không thiện chí, nhận thấy rằng chuyến thăm như vậy không chân thành và không phải là sự tri ân đối với các nạn nhân, mà được thúc đẩy bởi thực tế là các nhu cầu chính trị trong nước trước khi chính phủ Serbia được thành lập”.
Ngoại trưởng Radman cho biết thêm: “Croatia chân thành cam kết bình thường hóa quan hệ với Serbia".
Trước đó, hai nước trong tình trạng căng thẳng khi Bộ Nội vụ Serbia thông báo áp dụng chế độ kiểm soát đặc biệt đối với các nhà ngoại giao Croatia cũng như cấm ông Vucic tới khu trại tập trung Jasenovac. (Republic World)
Kêu gọi EU chấm dứt quyền phủ quyết quốc gia đối với các vấn đề của khối để đoàn kết trong giai đoạn khủng hoảng, ông Scholz hối thúc các thành viên "chấm dứt sự phong toả ích kỷ đối với các nghị quyết của châu Âu, chấm dứt hành động đơn phương làm tổn hại tổng thể châu Âu".
Nghị định thư đề xuất rằng, Bắc Macedonia sẽ sửa đổi hiến pháp để công nhận một dân tộc thiểu số Bulgaria. Đổi lại, Bulgaria sẽ cho phép nước láng giềng Tây Balkan bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với EU. (ANSA)
Khía cạnh quan trọng của chuyến thăm nhiều khả năng là việc công bố "sự đảm bảo của UAE về lượng dầu khí cung cấp cho Pháp", trong bối cảnh Paris đang tìm cách "đa dạng hóa các nguồn cung giữa xung đột ở Ukraine".
Hai bên cũng dự kiến ký kết nhiều biên bản ghi nhớ và hợp đồng trong lĩnh vực giao thông vận tải và xử lý chất thải trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày của nhà lãnh đạo UAE. (AFP)
Châu Á
Phát biểu khi tới Hàn Quốc, bà Yellen cho biết, bà đang thúc đẩy tăng cường quan hệ thương mại với Hàn Quốc và các đồng minh đáng tin cậy khác nhằm nâng cao khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, đồng thời ngăn chặn mọi hành vi thao túng có thể xảy ra của các đối thủ địa chính trị. (Reuters)
Cuộc tập trận này kéo dài 11 ngày được tiến hành tại Trung tâm huấn luyện tác chiến của quân đội Hàn Quốc (KCTC) ở Inje, cách thủ đô Seoul 165 km về phía Đông, bắt đầu từ ngày 11/7.
Tham gia sự kiện có 4.300 quân nhân Hàn Quốc cùng 300 binh sĩ Mỹ. Đáng chú ý, 2 bên đã huy động khoảng 100 thiết bị tác chiến, trong đó có xe tăng, xe bọc thép, pháo tự hành, trực thăng tấn công và máy bay không người lái. (Yonhap)
Tuy nhiên, bà Yellen từ chối nêu chi tiết về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Bình Nhưỡng và thời điểm Washington sẽ áp đặt các biện pháp này.
Các lệnh trừng phạt này có thể sẽ được thảo luận trong cuộc họp giữa bà và các quan chức cấp cao Hàn Quốc tại Seoul trong ngày 19/7. (Reuters)
Các chủ đề chất vấn khác sẽ gồm xác định các tiêu chuẩn được công nhận là đói nghèo giai đoạn 2020 đến nay và các biện pháp xóa đói giảm nghèo của chính phủ, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để giải quyết tình trạng lũ lụt tại thủ đô Kuala Lumpur, các chương trình của chính phủ nhằm nâng cao nhận thức của các cử tri trẻ về trách nhiệm đi bỏ phiếu.
Xung đột Nga-Ukraine cũng sẽ được nêu ra tại phiên họp Quốc hội liên quan các biện pháp tiếp theo của chính phủ, cũng như các bước để hạn chế tác động gián tiếp, đặc biệt là về kinh tế. (Malay Mail)
Ông Yoon và ông Widodo dự kiến tổ chức các cuộc thảo luận sâu về an ninh kinh tế, công nghiệp quốc phòng và các vấn đề khác. (Yonhap)
Ông Wickremesinghe khẳng định, chính quyền của ông sẽ lắng nghe những lo ngại chính đáng của người biểu tình ôn hòa và nỗ lực tìm ra giải pháp. (Reuters)
Hai bên sẽ thảo luận để tìm kiếm tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại đang cản trở quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước thời gian qua. (Yonhap)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận