menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Nhật Tiến Pro

Tin ra là bán hay tin ra là mua? Phần 2: Cẩn trọng với thông tin về giá bán CP cho đối tác chiến lược

Trong phần này, chúng ra sẽ thấy có những loại thông tin nghe thì rất hấp dẫn, nhưng nếu hiểu sai thì có thể dẫn tới những quyết định chết người. Và bạn sẽ thấy có không ít người rơi vào cái bẫy của những thông tin này, từ sàn OTC cho tới các sàn giao dịch tập trung.

Tiếp tục chuỗi bài viết về vấn đề đánh giá thông tin của thị trường chứng khoán trong việc đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả nhất. Ở phần 1 chúng ta đã thấy rằng, lắm lúc thông tin không hẳng là tốt hay xấu một cách rõ ràng bởi còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh, hoặc những yếu tố tác động tới chiến lược dài hạn của doanh nghiệp nữa. Và quan trọng hơn hết thông tin khi đã tới tay của chúng ta, khả năng cao nó đã được phản ánh vào giá trước đó bởi các bên nội bộ doanh nghiệp. Điều này cũng hàm ý rằng nhà đầu tư sẽ dễ đưa ra quyết định sai nếu chỉ cân nhắc dựa trên những thông tin này.

1. HÀO HỨNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CÁC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC LỚN

Giữa tháng 10/2019, cổ đông của CTCP DV Ô Tô Hàng Xanh (HAX) đã rất phấn khởi trước thông tin “Công ty đang đàm phán để bán 51% vốn cho đối tác Hàn với giá không thấp hơn 50.000 đ/cổ phiếu”. Thông tin này được công bố trong bối cảnh giá cổ phiếu đang giao động quanh 18.000 đ. Và không ít nhà đầu tư sẽ đi đến ngay kết luận: “Nếu đối tác chiến lược chiệu mua giá 50, thì chắc chắn cổ phiếu phải giá trị hơn 50 rất nhiều. Chứ ai lại mua một tài sản mà giá trị thực của nó lại thấp hơn cả giá họ mua cơ chứ?”. Điều này cũng lý giải vì sau ngay sau đó HAX đã trãi qua một đợt tăng mạnh gần 40% lên gần 25.000 đ chỉ trong 5 phiên.

Đây là một lý luận nghe có vẻ hợp lý, tuy nhiên có nhiều lỗ hỏng. Cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Công ty đã chốt được đối tác chưa? Hay đây vẫn chỉ là thông tin “có thể” bán cho đối tác nào đó chưa xác định. Vì nếu chỉ mới ở giai đoạn này thì vẫn còn một rủi ro không nhỏ đó là đối tác sẽ không mua, hoặc thực tế không có đối tác nào cả mà chỉ là một trò bánh vẽ.

- Thứ hai: Ngay cả khi đối tác chốt mua với giá khá cao như vậy, chúng ta phải hiểu rằng ở vị thế của đối tác chiến lược họ có tầm nhìn khá xa so với một nhà đầu tư tài chính nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, họ không chỉ đơn thuần mua cổ phiếu để kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá, họ mua vì có được khả năng tác động trược tiếp đến hoạt động kinh doanh và cả sự thành bài của doanh nghiệp trong tương lai nữa. Ngoài ra, trên nền tảng của doanh nghiệp, đối tác chiến lược còn tận dụng được cả cơ sở hạ tầng như kênh phân phối, công nghệ, giá trị chất xám của nhân sự hay chỉ đơn giản là hạn mức xuất nhập khẩu của công ty đó. Và rõ ràng để có được những đặc quyền như vậy, đối tác chiến lược buộc phải trả thêm một khoản không hề nhỏ so với cái giá mà các nhà đầu tư cá nhân chi ra.

- Thứ ba: Ngay cả khi biết làm đối tác chiến lược là phải trả thêm một khoản cho các giá trị gia tăng như vậy. Thì ai dám chắc họ làm định giá đúng? Người đi kinh doanh trực tiếp trong ngành còn có thể thất bại mà, đúng không? Thế nên một mực tin vào giá trị dài hạn của đối tác chiến lược đưa ra mà không có sự kiểm chứng từ nền tảng kiến thức của bản thân thì sẽ rất dễ rơi vào những chiếc bẫy to tướng.

2. HÃY NHÌN VÀO NỘI TẠI DOANH NGHIỆP ĐI!

Nếu chỉ nhìn vào Lợi nhuận sau thế (LNST) hằng năm, chúng ta sẽ thấy được một bức tranh tăng trưởng lợi nhuận đều đặn với giá trị lợi nhuận gần 100 tỷ mỗi năm từ 2016 – 2018. Tăng trưởng này lại được xác nhận bởi mức tăng trưởng khá mạnh mẽ quanh 30%/năm trong cùng giai đoạn. Với EPS (Lợi nhuận trên một cổ phiếu) quanh 3.000 đ thì PE quanh 6 lần lá khá hấp dẫn cho một công ty thương mại ô tô như HAX. Như vậy cớ gì mà giá này lại không đủ hấp dẫn để mua chứ!

Tin ra là bán hay tin ra là mua? Phần 2: Cẩn trọng với thông tin về giá bán CP cho đối tác chiến lược

Tuy nhiên, nếu để ý con số Lợi Nhuận Thuần đáng thất vọng mới thấy rằng HAX đang vận hành một hoạt động kinh doanh phân phối ô tô khá yếu kém khi mà doanh thu không đủ bù đắp cho tất cả các loại chi phí phát sinh. Thế phần lớn LNST đến từ đâu? Câu trả lời chính là khoản Lợi nhuận khác, phần lớn thu nhập này chính là các khoản “Tiền thưởng đạt chỉ tiêu theo chương trình của Mercedes Benz Việt Nam” .

Tin ra là bán hay tin ra là mua? Phần 2: Cẩn trọng với thông tin về giá bán CP cho đối tác chiến lược

Vấn đề ở đây vẫn là: Lợi nhuận này có thật hay không? Hay nói cách khác, lợi nhuận này có tạo ra dòng tiền thực sự cho HAX để duy trì hoạt động kinh doanh không?

Nhìn vào thuyết minh khoản phải thu của HAX trong cùng giai đoạn sẽ thấy Mercedes Benz vẫn đang nợ HAX hơn 250 tỷ khoản tiền thưởng nói trên. Điều này hàm ý hầu như HAX không nhận được 1 đồng nào từ Mercedes Benz cả, và khoản lợi nhuận khác ghi nhận ở trên có chất lượng rất kém và nên được loại ra hoàn toàn trong quá trình tính toán lợi nhuận để định giá doanh nghiệp.

Tin ra là bán hay tin ra là mua? Phần 2: Cẩn trọng với thông tin về giá bán CP cho đối tác chiến lược

Rõ ràng với một nền tảng yếu kém và cả sự che mắt khá tinh vi từ ban quản trị của HAX, đối với tôi mức giá 50.000 đồng mà “Đối tác chiến lược nào đó” bỏ ra để mua là tương đối thiếu cơ sở và không đáng tin cậy để đưa ra quyết định đầu tư.

3. HAX KHÔNG PHẢI LÀ CÂU CHUYỆN DUY NHẤT

Vào giai đoạn cuối năm 2018 chúng ta cũng đã chứng kiến CTCP Ô Tô Trường Hải (THA) đưa ra thông báo đối tác chiến lược JC&C đến từ Hồng Kông đề nghị mua lại hơn 30 triệu cổ phiếu với giá 128.500 đồng. Giá đang giao dịch trước đó (trên thị trường OTC) của THA quanh 60.000 đồng bay thẳng lên gần 90.000 đồng với thông tin trên. Nhưng mức độ hưng phấn của thị trường duy trì không lâu thì cổ phiếu bắt đầu tạo đỉnh và suy giảm dài về hiện tại dưới 50.000 đồng. Rất nhiều nhà đầu đã bị chôn vốn và phải nắm một khoản lỗ khá lâu gần 50% nếu mua từ vùng dỉnh 90.000 đồng chỉ đơn giản vì “mua theo đối tác chiến lược”.

Cũng cần nói thêm ở giai đoạn cuối 2018, hoạt động ô tô của THA sắp phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá lớn từ nhóm ô tô nhập khẩu cũng như chiến lược thâm nhập thi trường của Vinfast. Trên nền tảng này, cá nhân tôi đã đưa ra định giá cho THA quanh 54.000 đồng, nhưng giờ vẫn thấy còn cao khi THA phải “dấn thân” vào thương vụ đầu tư và mua lại các loại tài sản của HAG.

Bên cạnh HAX và THA, chúng ta có thể thấy không ít lần thị trường đã khá hưng phấn trước thông tin “giá mua từ đối tác chiến lược” như trường hợp hợp của MPC (Tập Đoàn Thuỷ Sản Minh Phú) và TLG (Tập Đoàn Thiên Long). Nhưng sau cùng, nếu doanh nghiệp không thể chứng minh năng lực tạo ra giá trị gia tăng bền vững sau thông tin đó, thì giá cổ phiếu cũng khó duy trì một xu hướng tăng ổn định được. Những ví dụ này cho thấy chiến lược đầu tư chỉ đựa trên niềm tin từ giá mua của các đối tác đầu tư là tương đối rủi ro và hầu như không có một hứa hẹn nào giá cổ phiếu sẽ tăng ngay về những vùng giá “trong mơ” như vậy.

Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ Học Viện Đầu Tư Eaglinvestor. Để được tư vấn đầu tư, tìm hiểu thêm thông tin từ chuyên gia, vui lòng truy cập tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Nhật Tiến Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại