Tin mới về dịch Covid-19 ngày 19/10: Hà Nội công bố cấp độ dịch tại các địa phương
Sở Y tế Hà Nội đã công bố cấp độ dịch tại 579 xã, phường thuộc 30 quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố.
Hà Nội công bố cấp độ dịch tại 579 xã, phường
Theo đó, tính từ 27/4 đến nay quận Ba Đình có tổng số 113 ca mắc, trong đó có 35 ca mắc tại cộng đồng. 3 phường Giảng Võ, Ngọc Khánh và Quán Thánh thuộc cấp độ 1; Còn lại 11 phường được xác định thuộc cấp độ 2.
Huyện Ba Vì có 8 ca mắc Covid-19, trong đó 2 ca trong cộng đồng. Huyện có 2 xã Cam Thượng, Phong Vân thuộc cấp độ 2; còn lại đều là cấp độ 1.
Quận Bắc Từ Liêm có 98 ca mắc Covid-19, trong đó có 30 ca trong cộng đồng. Các phường Tây Tựu, Thuỵ Phương, Xuân Tảo là cấp độ 1; 10 phường còn lại được xác định là cấp độ 2.
Quận Cầu Giấy có 49 ca mắc Covid-19, trong đó có 25 ca trong cộng đồng. 6 phường thuộc cấp độ 2; riêng phường Nghĩa Tân và Dịch Vọng là cấp độ 1.
Huyện Chương Mỹ có 16 ca mắc Covid-19, trong đó có 6 ca trong cộng đồng. 5 xã gồm Đại Yên, Đông Sơn, Phụng Châu, Thuỷ Xuân Tiên, Xuân Mai thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.
Huyện Đan Phượng có tổng 46 ca mắc Covid-19, trong đó có 9 ca trong cộng đồng. 4 xã gồm Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.
Huyện Đông Anh có 377 ca mắc Covid-19, trong đó có 146 ca trong cộng đồng. Phần lớn các xã đều thuộc cấp độ 2, trừ 7 xã gồm Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh thuộc cấp độ 1.
Quận Đống Đa có tổng cộng 404 ca mắc Covid-19, trong đó có 166 ca trong cộng đồng. Toàn bộ các phường của quận đều thuộc cấp độ 2.
Huyện Gia Lâm có 58 ca mắc Covid-19, trong đó có 29 ca trong cộng đồng. Phần lớn các xã, thị trấn đều thuộc cấp độ 1, trừ 6 xã Bát Tràng, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư, Kim Sơn, Yên Viên thuộc cấp độ 2.
Quận Hà Đông có 160 ca mắc Covid-19, trong đó có 46 ca trong cộng đồng. Quận có phường Biên Giang, Đồng Mai, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Yết Kiêu thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp 2.
Quận Hai Bà Trưng có tổng cộng 318 ca mắc Covid-19, trong đó có 139 ca trong cộng đồng. Các phường tại quận Hai Bà Trưng được xác định là cấp độ 2; trừ các địa phường Cầu Dền, Đồng Nhân là cấp độ 1.
Huyện Hoài Đức có tổng cộng 79 ca mắc Covid-19, trong đó có 26 ca trong cộng đồng. Các phường, xã cấp độ 2 là An Khánh, An Thượng, La Phù, Sơn Đồng, thị trấn Trôi, Yên Sở; còn lại đều thuộc cấp độ 1;
Quận Hoàn Kiếm có tổng cộng 199 ca mắc COVID-19, trong đó có 68 ca trong cộng đồng. Quận Hoàn Kiếm có các phường thuộc cấp độ 1 là Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Gai, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền. Còn lại các phường khác đều thuộc cấp 2.
Quận Hoàng Mai có tổng cộng 391 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 151 ca trong cộng đồng. Trừ phường Thanh Trì thuộc cấp độ 1, các phường còn lại đều thuộc cấp độ 2.
Quận Long Biên có 82 ca mắc Covid-19, trong đó có 37 ca trong cộng đồng. Trừ hai phường Sài Đồng và Cự Khối thuộc cấp độ 1, các phường còn lại thuộc cấp độ 2.
Huyện Mê Linh có 33 ca mắc Covid-19, trong đó có 13 ca trong cộng đồng. Các xã Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong thuộc cấp độ 2, còn lại thuộc cấp độ 1.
Huyện Mỹ Đức có 24 ca mắc Covid-19, trong đó có 11 ca trong cộng đồng. Các xã An Mỹ, Hương Sơn, Mỹ Thành, Phúc Lâm thuộc cấp độ 2, còn lại thuộc cấp độ 1.
Quận Nam Từ Liêm có 42 ca mắc Covid-19, trong đó có 20 ca trong cộng đồng. Trừ phường Tây Mỗ thuộc cấp độ 1, các phường còn lại đều cấp 2.
Huyện Phú Xuyên có 30 ca mắc Covid-19, trong đó có 5 ca trong cộng đồng. Các xã Hoàng Long, Sơn Hà, Văn Hoàng, Vân Từ thuộc cấp độ 2, còn lại đều cấp độ 1.
Huyện Phúc Thọ có 14 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 ca trong cộng đồng. Trừ xã Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2, các xã còn lại đều thuộc cấp độ 1.
Huyện Quốc Oai có 43 ca mắc Covid-19, trong đó có 25 ca trong cộng đồng. Trừ xã Cấn Hữu và Quốc Oai thuộc cấp độ 2, các xã còn lại đều thuộc cấp độ 1.
Huyện Sóc Sơn có 40 ca mắc Covid-19, trong đó có 14 ca cộng đồng. Các xã đều thuộc cấp độ 1; chỉ trừ Hiền Ninh, Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Việt Long, Xuân Thu.
Quận Tây Hồ có 36 ca mắc Covid-19, trong đó có 15 ca cộng đồng. Quận Tây Hồ có phường Bưởi, Phú Thượng, Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc cấp độ 2; còn lại là cấp độ 1.
Huyện Thạch Thất có 91 ca mắc Covid-19, trong đó có 28 ca trong cộng đồng. Các xã Cẩm Yên, Liên Quan, Phùng Xá, Tiến Xuân là cấp độ 2, còn lại là cấp độ 1.
Huyện Thanh Oai có 17 ca mắc Covid-19, trong đó có 4 ca trong cộng đồng. Các xã Bích Hoà, Cao Viên và Cự Khê là cấp độ 2, còn lại cấp độ 1.
Còn lại, toàn bộ các xã, phường thuộc các quận huyện như Thanh Xuân, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà đều thuộc cấp 1.
TP.HCM: Nhiều quận, huyện chờ hướng dẫn
Ngày 17/10, Sở Y tế TP.HCM có hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định 4800 gửi đến các đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo đó, ban chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP.Thủ Đức được yêu cầu áp dụng cách đánh giá theo hướng dẫn từ 17/10 và phải đánh giá lại vào thứ 6 hàng tuần.
Ngay sau Quyết định 4800, nhiều quận, huyện nhanh chóng đánh giá cấp độ dịch và báo cáo lên UBND TP.HCM, cụ thể: Quận 7 - cấp độ 1; quận 11 - cấp độ 1; quận 1 - cấp độ 2 (tính đến 18/10).
Dù nhiều địa bàn đã ở cấp độ 1, lãnh đạo quận, huyện đều cho biết chưa thể thực hiện biện pháp áp dụng theo Nghị quyết 128 mà đang chờ UBND TP.HCM công bố cấp độ dịch và hướng dẫn cụ thể.
Lãnh đạo UBND quận 11 cho rằng, dù chờ thành phố cho phép mở thêm các hoạt động, quận không quá sốt ruột. Bởi lẽ, các hoạt động khôi phục kinh tế đã mở lại khoảng 90%, chỉ còn một số dịch vụ tạm ngưng như ăn uống tại chỗ, karaoke, massage...
Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp được hoạt động trở lại đang thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, còn một số đơn vị chờ do tâm lý còn sợ hãi; hoặc bị mất nguồn lao động, chưa thể mở cửa lại. Ông Long chia sẻ quan điểm với việc TP.HCM mở cửa thận trọng từng bước, không nóng vội.
Trong khi đó, đại diện UBND Quận 1 cho biết dù một vài phường trong quận liên tục nhiều này không phát hiện ca nhiễm mới, quận vẫn thận trọng trong mở cửa vì lo lắng có tình trạng ủ bệnh.
Nói về cấp độ dịch của TP.HCM chiều 18/10, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết thành phố đang "hơi lấp lửng ở cấp độ 2". Nếu kiểm soát tốt có thể qua cấp độ 2, còn nếu lệch một chút thì qua cấp độ 3. Nhưng đang có xu hướng dịch về cấp độ.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ công bố cấp độ dịch trong vài ngày tới. Tinh thần là không thay thế Chỉ thị 18 mà có thể chỉ thay đổi phần phụ lục cho phù hợp với cấp độ dịch của TP.HCM
Quỹ vắc xin phòng Covid-19 nhận được hơn 8.784 tỷ đồng
Theo Ban quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19, tính đến 17h ngày 18/10, số dư Quỹ vắc xin phòng Covid-19 là 8.784,6 tỷ đồng đã bao gồm ngoại tệ quy đổi; trong đó, có 47,7 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.
Ban quản lý Quỹ cho biết, đã có 558.472 tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp vào quỹ.
Tính đến thời điểm hiện nay, Ban quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19 đã chi từ quỹ 7.053,5 tỷ đồng. Trong số này, chi mua vắc xin 7.044,7 tỷ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin 8,8 tỷ đồng nên số dư cuối ngày là 1.731,1 tỷ đồng.
Ban quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19 hằng ngày thực hiện công khai số dư quỹ và danh sách các đơn vị, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ cho quỹ trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định tại Thông tư số 41/2021/TT-BTC ngày 2-6-2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và chế độ kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ vắc xin phòng Covid-19.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ này có trách nhiệm quản lý đúng đắn, chặt chẽ, minh bạch và sử dụng quỹ tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ phòng, chống dịch tốt nhất cho nhân dân.
Khi có yêu cầu của Bộ Y tế và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ xuất quỹ kịp thời để mua vắc xin phục vụ nhân dân. Bộ Tài chính cam kết công khai, minh bạch số tiền hằng ngày, từng đợt ủng hộ và công khai quyết toán của Bộ Y tế sau từng đợt tiêm vắc xin phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc kỳ vọng, quỹ sẽ huy động sức mạnh toàn dân để tạo nên kỳ tích mới trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch.
Để quản lý chặt chẽ, hiệu quả số tiền ủng hộ, số dư tiền chuyển vào quỹ ở các ngân hàng thương mại đến cuối ngày được chuyển hết về Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước và chuyển tiếp ngay về Ngân hàng Nhà nước.
Theo tính toán từ Bộ Y tế và Bộ Tài chính, để đạt miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần có khoảng 150 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm cho khoảng 75 triệu dân (mỗi người 2 liều). Ước tính, tổng kinh phí cần sử dụng để mua vắc xin và tiêm là hơn 25.200 tỷ đồng.
Bổ sung kinh phí trang bị phòng xét nghiệm lưu động
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 18/10/2021 điều chỉnh nội dung chi của Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 3/6/2021 về bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để trang bị phòng xét nghiệm lưu động.
Cụ thể, Quyết định điều chỉnh nội dung chi của số kinh phí 48.400 triệu đồng đã bổ sung cho Bộ Y tế từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 tại Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 3/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ để mua 5 xe xét nghiệm lưu động phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 chuyển sang mua vỏ đựng ô-xy y tế và các vật tư đi kèm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 như đề nghị của Bộ Tài chính.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ: Tài chính, Y tế chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí nêu trên bảo đảm đúng quy định, đúng mục đích, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Hướng dẫn khám chữa bệnh BHYT sau giai đoạn giãn cách xã hội
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Công văn về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế( BHYT) sau giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19.
Công văn nêu rõ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, quản lý hiệu quả dịch Covid-19". Để phù hợp với quy định mới này, BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh thực hiện một số nội dung.
Theo đó, BHXH các tỉnh phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở y tế tổ chức thực hiện khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT căn cứ theo cấp độ dịch bệnh được xác định tại địa phương, biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch bệnh.
Tạm dừng thực hiện nội dung tại điểm a, khoản 2 Công văn số 2259 về việc người bệnh BHYT ở địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 được khám chữa bệnh tại cơ sở khám chữa bệnh thuận lợi nhất trên địa bàn, không phân biệt nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Tiếp tục phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các hướng dẫn về khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT liên quan đến dịch bệnh Covid-19 tại các Công văn: Công văn số 6373, Công văn số 3100, Công văn số 5028, Công văn số 2172 và các hướng dẫn khác khi chưa có quy định thay thế.
Phối hợp với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Lưu ý về các trường hợp người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm COVID-19; thực hiện phục hồi chức năng các di chứng về vận động, hô hấp... sau điều trị bệnh Covid-19.
BHXH các tỉnh có trách nhiệm thông tin đầy đủ, kịp thời, tạo thuận lợi cho người tham gia BHYT.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận