Tìm hiểu về chỉ báo RSI
RSI là 1 công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật.
1. Giới thiệu
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100.
RSI thuộc loại chỉ báo động lượng (bao gồm cả MACD và Stochastic), được sử dụng để đo lượng xung lượng của thị trường, tức là tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng hay mức giá thực tế, để từ đó hình thành nên cái được gọi là phân kỳ hay tình trạng quá mua, quá bán.
2. Công thức
RSI = 100 - 100/(1 + RS)
RS =(14 EMA trên 14 thanh tăng cuối cùng) / (14 EMA trên 14 thanh cuối cùng)
Giải thích công thức: Công thức của RSI có liên quan đến EMA. Khi biên độ của những cây nến tăng hoặc giảm càng lớn thì EMA càng lớn, biên độ nhỏ thi EMA nhỏ.
(Biên độ là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của 1 cây nến, thể hiện
chêch lệch giữa lực mua và lực bán trong phiên đó)
Ta có 3 trường hợp:
+ Biên độ nến tăng lớn hơn nến giảm => RSI > 50, xu hướng tăng
+ Biên độ nến tăng nhỏ hơn nến giảm => RSI < 50, xu hướng giảm
+ Biên độ nến tăng xấp xỉ nến giảm => RSI ~ 50, xu hướng đi ngang
3. Cách sử dụng
a) Xác định vùng quá mua, quá bán
Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là RSI mà vượt lên trên vùng 70 và cắt xuống thì bán ra, ngược lại, RSI vượt xuống vùng 30 và cắt lên trở lại thì mua vào. Hoặc 1 cách sử dụng khác là giá cắt lên vùng 50 thì là xu hướng tăng, cắt xuống vùng 50 là xu hướng giảm.
Tuy nhiên, việc xác định vùng quá mua quá bán chỉ có hiệu quả trong thị trường đi ngang. Trong thị trường có xu hướng đã được xác nhận thì vùng quá mua quá bán sẽ không hiệu quả.
b) Phân kỳ thường
Phân kỳ là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự "lệch pha" giữa giá và indicator, có thể cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và có thể cảnh báo sự đảo chiều
Phương pháp này thường dùng để tìm sự đảo chiều của 1 xu hướng
c) Phân kỳ kín
Phân kỳ này ngược đôi chút so với Phân kỳ thường nói trên. Lúc này, giá tạo đỉnh thấp nhưng RSI lại tạo đỉnh cao, hoặc giá tạo đáy cao nhưng RSI lại tạo đáy thấp. Điều này cho ta thấy khả năng giá có thể tiếp diễn xu hướng Đây là phương pháp mà các nhà đầu tư theo xu hướng thường hay dùng để tìm điểm vào tiếp trong 1 xu hướng.
d) Vẽ đường xu hướng cho RSI
Đây cũng là cách mà một số "cao thủ" dùng để dự đoán điểm đảo chiều sớm. Nếu RSI phá gãy đường xu hướng - trendline - của nó thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy giá đã hết sức, cẩn thận đảo chiều
e) Xác nhận mô hình giá bằng RSI
RSI còn được sử dụng để xác nhận xem mô hình giá có bị thất bại hay không. Khi giá hình thành các mô hình như Vai-Đầu-Vai, 2 đáy, Cốc tay cầm… thì RSI cũng phải hình thành mô hình tương tự, nếu không tỷ lệ thành công của mô hình sẽ rất thấp
5. Xác định xu hướng mới với vùng 45 - 55
Vùng nằm giữa 45 - 55 được gọi là vùng không có xu hướng. Chỉ khi giá thoát khỏi vùng này thì 1 xu hướng mới mới được tạo ra. Nếu cắt xuống 45 thì là xu hướng giảm, cắt lên 55 là xu hướng tăng.
Đăng Ký Nhận Tư Vấn Của Tony Dũng tại: zalo SĐT: 0985.704.787 |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận