Tiền quay trở lại Việt Nam
Tại diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2024 (M&A Vietnam Forum 2024) lần thứ 16 do Báo Đầu tư tổ chức, hầu hết các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp đều có góc nhìn lạc quan hơn về dòng vốn đầu tư trong năm 2025.
Theo số liệu của Dealogic, các thương vụ M&A được công bố trên toàn cầu tính tới ngày 25/9/2024 đạt 846,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị thương vụ M&A tại châu Á - Thái Bình Dương tăng 54%, đạt 273 tỷ USD nhờ một số thương vụ giá trị lớn.
Tuy nhiên, trong bình diện chung đó, khối lượng và giá trị giao dịch trong khu vực Đông Nam Á lại khá ảm đạm. Dù lãi suất được điều chỉnh giảm và các chính sách tiền tệ phù hợp được ban hành nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song ảnh hưởng từ những thách thức toàn cầu lẫn khu vực, các nhà đầu tư, doanh nghiệp vẫn thận trọng và hạn chế các hoạt động M&A.
Tiền đang quay trở lại thị trường Việt Nam, các "cá mập" từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Mỹ cũng trở lại từ 2025
Riêng Việt Nam, theo tổng hợp từ KPMG thị trường M&A vẫn đạt tổng giá trị giao dịch 3,2 tỷ USD, với hơn 220 thương vụ, tăng 45,9% (so với mức giảm 11,3% trong tổng giá trị giao dịch của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines).
Trong đó, giá trị trung bình của thương vụ 56,3 triệu USD và giá trị cao nhất của thương vụ là 982 triệu USD. 88% giá trị giao dịch đến từ ngành bất động sản, tiêu dùng thiết yếu, công nghiệp. Dù hoạt động giao dịch trong 2024 vẫn đang diễn ra một cách thận trọng dưới nhiều thách thức nội địa cũng như toàn cầu, các yếu tố nền tảng cho tăng trưởng lâu dài vẫn hiện hữu tại Việt Nam.
Sang năm 2025, dự báo sẽ có sự chuyển biến tích cực hơn, với các giao dịch tạm hoãn trước đây có khả năng trở lại. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Mỹ , vốn từng dẫn đầu hoạt động M&A tại Việt Nam dự kiến sẽ quay trở lại.
Ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker McKenzie chia sẻ: “Việt Nam là một thị trường có tiềm năng phát triển, năm 2024 thu hút vốn đầu tư FDI so với năm ngoái có nhiều khởi sắc, Việt Nam vẫn có thể làm tốt hơn tăng trưởng GDP 6-7%. Vốn FDI cũng được thúc đẩy phần nhiều do chuỗi cung ứng. Khi chúng các ta nói đến M&A trong kinh nghiệm của tôi, năm 2023 đang dừng lại và năm 2024 đã bắt đầu quay lại”.
Bổ sung, ông Đinh Thế Anh, Thành viên điều hành, Trưởng bộ phận Tư vấn tài chính doanh nghiệp, KPMG Việt Nam cũng nhấn mạnh việc người mua đã quay lại thị trường, có bên mua cá nhân, bên mua tài chính, các quỹ PE, quỹ đầu tư mạo hiểm… cho thấy tiền đang quay trở lại thị trường Việt Nam.
Các hoạt động kêu gọi vốn đang sôi động hơn. Với nhà đầu tư chiến lược, các giao dịch ở nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc khá yên tĩnh năm qua, nhưng họ đang quay lại, đặc biệt nhà đầu tư Hàn Quốc đã có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì họ rất tin vào thị trường Việt Nam.
Trpng năm 2024, có xu hướng các thương vụ không phải nhà đầu tư nước ngoài mua các công ty trong nước, mà là các công ty trong nước mua bán nhau. Do chính sách các nước bảo hộ hơn, dòng tiền ngần ngại chảy ra nước ngoài khi lãi suất ở mức cao.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường