menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Huỳnh Văn Bảy

Tiền giả - nỗi “ám ảnh” của người dân dịp Tết

Tiền giả dịp cận Tết là “nỗi ám ảnh” với rất nhiều người dân, nhất là khi nhu cầu mua sắm bằng tiền mặt tăng cao, đặc biệt là ở những ngõ, hẻm, nơi các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tập trung.   

Chị Hoàng Thanh - chủ tiệm tạp hoá tại ngõ 43 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội bức xúc nói với phóng viên: “Cẩn thận thế mà vẫn bị lừa, vừa hôm 15 âm chứ đâu. Khách vào mua 2 gói quà Tết lúc chiều tối, đúng lúc nhà ăn cơm, khách đưa 2 tờ 500, lúc đấy có mấy người mua nữa, mà mình cũng không để ý. Trả họ 200 nghìn. Đến tối 2 vợ chồng kiểm tiền, thấy tờ tiền dại dại, còn mang sang nhà bà chị gần đây - nhà bà có máy soi. Phát hiện tiền giả mới hốt hoảng. Đấy, tiền giả vẫn còn, tiêu thì chả tiêu được. Ai nỡ đem đi tiêu, coi như mất mấy ngày bán hàng”.

Không chỉ những hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiền giả còn là nỗi lo với người dân sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mọi người còn hạn chế hiểu biết về cách thức phát hiện tiền giả cũng như các đối tượng dễ dàng tẩu thoát nếu bị phát hiện.

Đã có nhiều bài học cho sự nhẹ dạ, tham lam và cả tin của chính những người từng mua tiền giả trên mạng xã hội.

Nguyễn Ngọc (tên nhân vật đã được thay đổi), trú tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long là một trường hợp điển hình, người phụ nữ từng là công nhân 1 khu công nghiệp may mặc này bị thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Cuộc sống bấp bênh cùng những gánh nặng khiến chị quyết định đánh liều liên hệ với một số điện thoại trên mạng đăng bán tiền giả. Chị Ngọc cho hay: “Chủ của shop hứa sẽ giao hàng tận nơi ngay sau khi nhận 10 triệu tiền cọc. Nhưng em chờ từ bấy đến giờ vẫn vậy, cũng không liên hệ được với họ”.

Cũng theo người phụ nữ này, khi biết mình bị lừa thì: “bàng hoàng, nhưng cũng chẳng dám kêu ai, chẳng dám thưa công an vì mình biết mình sai. Chấp nhận mất tiền”..

Trao đổi với Vietnamnet, ông Đỗ Văn Khánh - Phó Giám đốc công ty Luật TNHH Seal Law chia sẻ: Để xử lý về hiện trạng tiền giả, các cơ quan chức năng có thể căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; Điều 207, chương XVIII, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng có quy định rất rõ mức xử phạt đối tượng vi phạm khi thực hiện hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Cụ thể, người vi phạm có thể sẽ chịu án từ 3 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cũng theo ông Khánh, luật pháp hiện nay quy định rất rõ về việc cả người bán và người mua tiền giả đều vi phạm pháp luật và bị phạt rất nặng. Ðối với người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm... Hành vi sản xuất, lưu hành tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ phải bị xử lý. Mức án tuyên phạt đối với đối tượng vi phạm sẽ được cơ quan chức năng đưa ra trên cơ sở căn cứ, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm, tăng, giảm tùy thuộc vào quá trình điều tra, xác minh làm rõ.

Trên thực tế, tội phạm tiền giả là vấn nạn của hầu hết các quốc gia trên thế giới chứ không riêng tại Việt Nam, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân mà còn gây khó khăn cho các cơ quan chức năng về quản lý tiền mặt lưu thông trên thị trường. Hiện nay, đa phần nguồn tiền giả được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới và đưa ra các tỉnh để tiêu thụ hoặc sản xuất ngay trong nước.

Hôm 29/12/2021 công an Bắc Giang cũng phát đi thông báo về việc trên thị trường tiếp tục xuất hiện một số loại tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng và cảnh báo người dân. Lực lượng chức năng các địa phương trong thời gian gần đây liên tục triệt phá nhiều ổ nhóm, phát hiện, bắt giữ các đối tượng tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ tiền giả.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro và hệ luỵ từ tiền giả, mỗi người dân đều cần cảnh giác và tự bảo vệ mình, đặc biệt là nạn rao bán tiền giả trên mạng xã hội từ lâu được cho là hình thức lừa đảo, lợi dụng lòng tham, sự cả tin và hám lợi của người dân để lừa tiền đặt cọc.

Liên quan đến vấn nạn rao bán tiền giả dịp cận Tết trên mạng xã hội, phóng viên đã liên hệ và gửi nội dung sang đại diện truyền thông của Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại