24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Cao Bảo Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thuỷ điện là thủ phạm gây ra lũ lụt là dựa trên cơ sở và bằng chứng nào?

Những năm gần đây Việt Nam chúng ta có nhiều bạn yêu thiên nhiên, yêu môi trường, yêu rừng, yêu cây rất cuồng nhiệt. Tình yêu cuồng nhiệt lớn đến mức mà tất cả thảm hoạ thiên tai do mưa, bão, lũ lụt, các bạn ấy đều qui tội lỗi cho con người, cho phá rừng, cho thuỷ điện.

Tình yêu cuồng nhiệt lớn đến mức nó cuốn phăng tất cả những ai đưa ra nguyên nhân khác ngoài phá rừng, ngoài thuỷ điện, cuốn phăng cả những cơ sở khoa học và bằng chứng khách quan.

Các bạn có biết, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, miền Bắc Việt Nam có ít nhất 7 đợt lũ lụt lớn hơn, để lại hậu quả nặng nề hơn trận cuồng phong Yagi vừa qua. Lấy mực nước sông Hồng tại Hà Nội làm mốc thì đỉnh lũ năm 2024 là 11,30m; trong khi đó đỉnh lũ năm 1913 là 11,35m; năm 1915 là 11,55m; năm 1926 là 11,93m; năm 1945 là 12,63m; năm 1968 là 12,23m; năm 1969 là 13,22m và năm 1971 là 14,13m. Tất cả các năm lũ lụt kể trên đều bị vỡ đê (mỗi năm qui mô vỡ đê khác nhau).

Sự thật hiển nhiên là từ năm 1971 trở về trước, rừng nguyên sinh của Việt Nam lớn hơn hiện tại rất nhiều và rừng nguyên sinh hầu như chưa bị phá (trừ bà con dân tộc đốt nương, làm rẫy) và tất nhiên chưa hề có thuỷ điện. Thế mà bão, lũ lụt lại nghiêm trọng hơn, nặng nề hơn, tần suất dày đặc hơn.

Tính đến mốc năm 1971, trước khi có thuỷ điện Thác Bà, thuỷ điện đầu tiên ở miền Bắc thì trung bình 8,29 năm có một trận bão, lũ lụt lớn, mực nước sông Hồng ở Hà Nội trên 11,35m. Kể từ khi có thuỷ điện Thác Bà (10/1971), đặc biệt là thuỷ điện Hoà Bình (1994) thì 53 năm mới có một trận bão, lũ lụt lớn, mực nước sông Hồng ở Hà Nội lên 11,3m (từ 1971 đến 2024). Với những bằng chứng trên thì việc qui cho thuỷ điện là thủ phạm gây ra lũ lụt là dựa trên cơ sở và bằng chứng nào?

Tôi viết như thế này, không phải là bênh vực cho nạn phá rừng, cho thuỷ điện. Chính tôi cũng đã có nhiều bài viết phản đối nạn phá rừng, phản đối việc sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ rừng già vào làm nhà, làm nội thất. Tôi hiểu giá trị của rừng, nhất là rừng nguyên sinh trong việc bảo vệ môi trường sống, trong việc hạn chế thiệt hại của thiên tai.

Sức mạnh của thiên nhiên nhiều khi nó vượt quá sức chống đỡ của con người; động đất, sóng thần, bão, lũ lụt nó đã tồn tại cả nghìn năm nay, từ thời con người chưa phá rừng, chưa có các nhà máy công nghiệp, chưa dùng than đá, chưa dùng xăng dầu, chưa có thuỷ điện. Đấy là một thực tế, vì thế người ta mới gọi là thiên tại, chúng ta phải thừa nhận điều đó. Thừa nhận để biết rằng những những yếu tố nào là thiên tai, những yếu tố nào là nhân tai. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể làm giảm thiệt hại của bão lũ xuống thấp nhất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Đỗ Cao Bảo Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả