Thống đốc yêu cầu giảm thêm lãi vay, đẩy mạnh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 247/TB-NHNN đã chỉ đạo về việc triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng những tháng cuối năm 2023.
Văn bản nêu rõ, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị, ngày 31/7/2023, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo (số 297/TB-VPCP) kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ngân hàng năm 2023 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành triển khai nghiêm túc, đầy đủ, quyết lệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Trong đó, quán triệt và có các giải pháp triển khai quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 297/TB-VPCP và các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại báo cáo số 235/BC-NHNN ngày 14/7/2023 của Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời, rà soát tổng thể các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 17/1/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các chỉ đạo khác của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, cũng như của các cấp có thẩm quyền để xác định rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, những nhiệm vụ chưa hoàn thành (đặc biệt là những nhiệm vụ chưa hoàn thành đã quá hạn), những khó khăn, vướng mắc phát sinh, những tồn tại, hạn chế, từ đó có các giải pháp khắc phục, triển khai, đảm bảo phần đầu hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao.
Đối với các đơn vị thuộc Ngân hành Nhà nước Trung ương
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương nhằm ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thông các tổ chức tín dụng, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Theo đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, lĩnh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa. Trong đó, tập trung tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm điều hành lãi suất phù hợp với cân đối Vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí đề giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Tiếp tục điều hành ổn định thị trường ngoại hối, điều hành tỷ giá phù hợp tình hình; tiếp tục phát huy hiệu quả hơn nữa các kết quả đã đạt được.
Điều hành tăng trưởng tín dụng với cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Đẩy mạnh giải ngân chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ vả 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vục lâm sản, thủy sản.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ việc triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ vả giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh (nếu có).
Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tiền tệ, ngân hàng. Trong đó, phối hợp với các cơ quan của Quốc hội tiếp thu, giải trình các ý kiến
tham gia và hoàn thiện dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi). đảm bảo tiến độ, chất lượng để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ bọp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Rà soát toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, hoặc tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, không để khoảng trống pháp lý gây mất an ninh an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Khẩn trương triển khai quyết liệt hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2023 ban hành kèm theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/06/2022 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 của Quốc hội.
Đổi mới toàn diện và tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn hệ "thống các tổ chức tín dụng và từng tổ chức tín dụng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để nhận diện, cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời các rủi ro, sai phạm.
Đẩy mạnh công tác phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ lệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trong lĩnh vực ngân hàng.
Quyết liệt thực hiện công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hệ số tín nhiệm và niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào cơ chế, chính sách và hoạt động của ngành Ngân hàng. Nâng cao chất lượng công chức, đẩy mạnh việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên môn, đạo đức công vụ.
Chú trọng, thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, tập trung thông tin, truyền thông về chủ trương của Đảng, Nhà nước, các giải pháp điều hành của Chính phủ; Cơ chế, chính sách, giải pháp điền hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Các vấn đề dư luận quan tâm đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Công bố công khai, minh bạch thông tin để người dân, doanh nghiệp, xã hội có thông tin chính xác, chính thống nhằm ổn định tâm lý, củng cổ niềm tin của người đân, doanh nghiệp.
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan đấu tranh, ngăn chặn các thông tin xấu độc, xử lý nghiêm các
hành vị đưa thông tin không chính xác, sai lệch, xuyên tạc, gây tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng; Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện tốt vai trò tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh/thành phố. Bám sát các chủ trương, định hướng từ Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Trong đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng cấp tín dụng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần hạn chế tín dụng đen
Tích cực tham gia và triển khai hiệu quả, thiết thực Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành ngân hàng tại chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia,…
Đặc biệt là chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ và 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Chỉ đạo, theo đối, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn có nợ xấu cao xây dụng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu và các giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản Vay.
Tiếp tục chỉ đạo các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đẩy nhanh việc xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 để phê duyệt và triển khai.
Triển khai hiệu quả kế hoạch thanh tra tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô năm 2023 tại địa bàn. Trong đó, tập trung thanh tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, hoại động đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng/chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động, tình hình cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là các khoản cấp tín dụng, khoản phải thu có giá trị lớn, cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ấn nhiều rủi ro..., chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng khi phát hiện có biến động bất thường trong hoạt động của tổ chức tín dụng/chi nhánh tổ chức tín dụng
Tăng cường kiểm tra, giám sắt các quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là các quỹ có quy mô hoạt động lớn và đã lâu chưa thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo và xử lý rủi ro, vi phạm (nếu có).
Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2023 và Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế nhằm thúc đầy chuyển đổi số và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt và giáo dục tài chính trên địa bàn; nâng cao nhận thức, cảnh giác của người dân, doanh nghiệp trước những rủi ro an ninh mạng, các thủ đoạn, hành vi tội phạm, lừa đảo trong hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán.
Đối với các Tổ chức tín dụng
Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cấp các ngành có liên quan.
Trong đó, tập trung phấn đấu tiết giảm chi phí, cắt giảm những thủ tục và các loại phí không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để có dư địa giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp.
Chủ động triển khai, tăng cường hoạt động kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp và triển khai kịp thời, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người đân, doanh nghiệp theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ.
Hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vục sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; đảm bảo hoạt động tín đụng an toàn, hiệu quả,…
Có giải pháp đẩy mạnh giải ngân hiệu quả chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất 40 nghìn tỷ đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chương trình tín đụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ và 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản. Triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ xấu, Nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ tại tổ chức tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Tuân thủ các quy định, điều kiện của pháp luật về đại lý bảo hiểm và cung cấp các dịch vụ lên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó lưu ý, triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động đại lý bảo hiểm, chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trong toàn hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không bắt buộc theo quy định khi cấp tín dụng cho khách hàng và các hành vi vi phạm khác.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý phát hành trái phiếu, các cam kết thỏa thuận và hoạt động cung ứng dịch vụ khác liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số, tiếp tục phát triển, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, cải tiến hệ thống thanh toán nội bộ, đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt, kết nổi, tích hợp liền mạch với các dịch vụ thuộc các ngành, lĩnh vực khác để mở rộng hệ sinh thái số. Áp dụng những giải pháp, công nghệ tiên tiến và các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, an toàn bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin; triển khai các giải pháp quản lý rủi ro để ngăn ngừa và phòng, chống các hành vi gian lận, lừa đảo.
Nghiên cứu, triển khai các giải pháp kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, khai thác thông tin căn cước công dân găn chip, tài khoản định danh điện tử (VNeID) phục vụ định danh, xác thực khách hàng và làm sạch cơ sở dữ lệu khách hàng.
Tăng cường công tác thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. Chú trọng truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tín dụng đến công chúng.
Nâng cao nhận thức của khách hàng trước rủi ro an ninh mạng, hoạt động gian lận, lừa đáo trên không gian mạng; chủ động áp dụng các hình thức khuyến nghị, cảnh báo kịp thời, hiệu quả tới khách hàng về các phương thức, thủ đoạn gian lận, lừa đảo của tội phạm công nghệ cao.
Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, thượng tôn pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các Hiệp hội trong Ngành
Tiếp tục phát huy tốt vai trò vận động các hội viên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cấp các ngành có liên quan.
Vận động, hỗ trợ các hội viên xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, thượng tôn pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận