24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán bất ngờ lao dốc

VN-Index rơi hơn 11 điểm; Đồng yên được dự báo sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2023; Tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đến cuối tháng 3 lên tới 10%; Bấp bênh kế hoạch kinh doanh 2023; IMF: Châu Á nên thắt chặt chính sách tiền tệ lâu hơn…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 14/4 tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 80.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 66,50 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 25,4 USD lên 2.040,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hạ nhiệt và lùi về gần 2.030 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,04 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.588 đồng/USD, giảm 18 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.280 – 23.620 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên trên 30.400 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và vượt 30.800 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,31 USD (+0,38%), lên 82,47 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,26 USD (+0,30%), lên 86,35 USD/thùng.

VN-Index giảm hơn 11 điểm

Mặc dù phần lớn thời gian của phiên sáng giao dịch trong biên độ hẹp trên tham chiếu, nhưng áp lực bán gia tăng về cuối phiên khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh. Tuy nhiên, điểm tích cực vẫn là lực cầu khá tốt đã giúp chỉ số chung không giảm quá sâu.

Bước sang phiên chiều, thị trường diễn biến giằng co nhẹ quanh mốc 1.060 điểm trong hơn nửa thời gian mở cửa.

Tuy nhiên, áp lực bán đã gia tăng và lan rộng trên thị trường trong khoảng hơn 30 phút giao dịch cuối phiên, đặc biệt là gánh nặng gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip, khiến VN-Index lùi sâu hơn dưới mốc tham chiếu.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,09 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 194,94 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/4: VN-Index giảm 11,41 điểm (-1,07%), xuống 1.052,89 điểm; HNX-Index giảm 2,59 điểm (-1,23%), xuống 207,25 điểm; UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (-0,83%) xuống 78,69 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall nhích lên trong phiên thứ Năm (13/4), khi một báo cáo cho thấy lạm phát Mỹ hạ nhiệt.

Chỉ số giá sản xuất PPI tháng 3 giảm 0,5% so với tháng trước, trong khi các nhà phân tích kỳ vọng rằng giá sẽ không đổi. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, giá bán buôn cốt lõi tại Mỹ hạ 0,1% so với tháng trước, tốt hơn nhiều so với dự báo tăng 0,2% từ cuộc thăm dò của Dow Jones.

Kết thúc phiên 13/4, chỉ số Dow Jones tăng 383,19 điểm (+1,14%), lên 34.029,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 54,27 điểm (+1,33%), lên 4.146,22 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 236,93 điểm (+1,99%), lên 12.166,27 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đã tăng, khi được thúc đẩy bởi phiên đêm qua trên Phố Wall đêm qua.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,2% lên 28.493,47 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,54% lên 2.018,72 điểm.

Một số tên tuổi công nghệ nổi tiếng nhất của Nhật Bản đã tiến lên, với Sony tăng 1,76% và Nintendo tăng 1,64%.

Nhưng ảnh hưởng lớn nhất đến từ đà tăng gần 9% của cổ phiếu lớn Fast Retailing, với 277,5 điểm tích cực đến Nikkei 225.

Chứng khoán Trung Quốc tăng, dẫn đầu là cổ phiếu bán dẫn và tài nguyên, trong khi người đứng đầu ngân hàng trung ương nói rằng nước này sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng năm nay cũng nâng cao tâm lý nhà đầu tư.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,60% lên 3.338,15 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,57% lên 4.092,00 điểm nhưng giảm 0,8% trong tuần.

Các thị trường châu Á khác vững chắc, khi Singapore trở thành quốc gia mới nhất tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ và thị trường trở nên tự tin hơn rằng, khả năng tăng lãi suất tiếp theo của Mỹ sẽ là lần cuối cùng trong chu kỳ này.

Nền kinh tế Trung Quốc có khả năng tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Yi Gang cho biết trong bài phát biểu được công bố hôm thứ Sáu.

Chứng khoán Hồng Kông tăng khi tâm lý thị trường được cải thiện nhờ những thông tin trên Đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,46% lên 20.438,81 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,57% lên 6.914,40 điểm.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi dữ liệu lạm phát của Mỹ yếu hơn và kỳ vọng về sự phục hồi bền vững của nền kinh tế Trung Quốc đã củng cố thị trường.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 9,83 điểm, tương đương 0,38% lên 2.571,49 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 3,26%, mức tăng một tuần tốt nhất kể từ cuối tháng 1/2023.

Cổ phiếu của nhà sản xuất vật liệu pin L&F Co Ltd đã tăng hơn 7%, sau khi phương tiện truyền thông đưa tin rằng, họ đã giành được thỏa thuận cung cấp vật liệu catốt cho các nhà sản xuất tế bào pin trong nước.

Kết thúc phiên 14/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 336,50 điểm (+1,20%), lên 28.493,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 19,79 điểm (+0,60%), lên 3.338,15 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 94,33 điểm (+0,46%), lên 20.438,81 điểm Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 9,83 điểm (+0,39%), lên 2.571,49 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Đồng yên được dự báo sẽ tăng mạnh vào cuối năm 2023

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ thay đổi chính sách tiền tệ, vì vậy đồng yên (JPY) có thể được giao dịch ở mức 125 JPY/USD vào cuối tháng 6/2023 và sau đó giao dịch ở mức 120 JPY/USD vào cuối năm nay..>>

- VIS Rting: Tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp đến cuối tháng 3 lên tới 10%, 88 tổ chức có rủi ro cao

Đến cuối tháng 3/2023, tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã tăng lên tới 10%, chủ yếu do các công ty chưa niêm yết liên quan đến bất động sản có hệ số đòn bẩy cao, dòng tiền hạn chế và không đủ nguồn tiền mặt để trả nợ..>>

- Bấp bênh kế hoạch kinh doanh 2023

Năm 2023, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), vẫn là một năm “mong manh” với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, doanh nghiệp đã lên “dây cót” ngay từ đại hội cổ đông thường niên..>>

- IMF: Châu Á nên thắt chặt chính sách tiền tệ lâu hơn

Hôm thứ Năm (13/4), quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các ngân hàng trung ương châu Á có thể cần phải duy trì chính sách tiền tệ "thắt chặt hơn trong thời gian dài hơn" để chống lại rủi ro lạm phát vẫn còn đáng kể..>>

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,228.10 -0.23 (-0.02%)
221.29 -0.47 (-0.21%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả