Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
VN-Index hồi phục nhẹ; Tiền rẻ hay tiền dễ đều khó; Cái giá của margin; Điểm sáng dòng tiền cá nhân; Xu hướng ngắn hạn đã gãy, cần cảnh giác với những phiên hồi phục kỹ thuật; Thị trường dầu diesel đang đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 21/8 không đổi chiều mua vào nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng trở lại 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra và hiện đứng ở mức 66,95 – 67,57 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ nhích nhẹ 0,5 lên 1.889,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích lên 1.892 USD, nhưng đã đảo chiều giảm về gần 1.888 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,28 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 21/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.897 đồng/USD, giảm 49 đồng so với cuối tuần qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.630 – 23.970 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua đi ngang quanh 26.100 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục xu hướng này cho đến cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,58 USD (+0,71%), lên 81,83 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,65 USD (+0,77%), lên 85,45 USD/thùng.
VN-Index hồi phục nhẹ
Mặc dù áp lực bán vẫn khá lớn sau phiên “tháo chạy” cuối tuần trước khiến VN-Index có thời điểm thủng ngưỡng hỗ trợ 1.170 điểm. Tuy nhiên, sự hồi phục của dòng bank đã giúp chỉ số hồi phục dần.
Thậm chí thị trường đã tăng mạnh lên sát mốc 1.190 điểm trước khi giật lùi trong đợt khớp lệnh ATC.
Phiên này, chỉ số VN-Index đã có phiên biến động với độ rộng khá lớn, hơn 23 điểm, từ mức giá thấp nhất trong ngày là 1.164,93 điểm lên mức cao nhất ngày là 1.188,13 điểm và đóng cửa chỉ tăng nhẹ chưa tới 2 điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 5,76 triệu đơn vị, với tổng giá trị mua ròng 140,97 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 21/8: VN-Index tăng 1,77 điểm (+0,15%), lên 1.179,76 điểm; HNX-Index tăng 2 điểm (+0,85%), lên 237,97 điểm; UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (+0,26%), lên 89,5 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Sáu (18/8), nhưng tâm lý giới đầu tư vẫn chịu sức ép do lợi suất trái phiếu tăng cao vào phiên trước đó.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2022 vào thứ Năm, một ngày sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp tháng 7 cho thấy ngân hàng trung ương này vẫn có thể tăng thêm lãi suất vì các nhà hoạch định chính sách còn lo lắng nhiều về lạm phát.
Trong tuần, Dow Jones mất 2,2%, chỉ số S&P 500 rớt 2,1%, còn Nasdaq Composite sụt 2,6%.
Kết thúc phiên 18/8: Chỉ số Dow Jones tăng 25,83 điểm (+0,07%), lên 34.500,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,65 điểm (-0,01%), xuống 4.369,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 26,16 điểm (-0,02%), xuống 13.290,78 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản hạ độ cao, khi các nhà đầu tư thận trọng sau khi thua lỗ nặng nề vào tuần trước và nhún vai trước sự thất vọng về việc cắt giảm lãi suất ít ỏi ở Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,37% lên 31.565,64 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,17% lên 2.241,10 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 đã giảm 3,15% trong tuần trước, mức giảm một tuần mạnh nhất nhất trong năm nay. Tuy nhiên, chỉ số này tăng khoảng 21%, cho đến nay là thị trường chứng khoán châu Á hoạt động tốt nhất.
Chỉ số này đã nhanh chóng hạ nhiệt trong phiên hôm nay, sau khi ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cắt giảm lãi suất cho vay một năm thêm 0,1% và giữ nguyên lãi suất 5 năm, gây ngạc nhiên cho các nhà phân tích, những người dự báo con số sẽ là 0,15% cho cả hai.
"Một cuộc khủng hoảng tài chính Trung Quốc về cơ bản sẽ là vấn đề của Trung Quốc, trừ khi những rắc rối trong lĩnh vực bất động sản lan sang lĩnh vực ngân hàng", Masayuki Kichikawa, chiến lược gia vĩ mô tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết.
"Tất nhiên Trung Quốc và Mỹ là nguồn gốc của sự không chắc chắn, vì vậy, tôi có thể nói rằng lập trường của chúng tôi ngay bây giờ là rất lạc quan một cách thận trọng đối với chứng khoán Nhật Bản”, Kichikawa nói thêm.
Sự chú ý của nhà đầu tư hiện sẽ đổ dồn vào các nhà hoạch định chính sách của Fed khi họ bắt đầu hội nghị hàng năm tại Jackson Hole, Wyoming vào thứ Năm, và Chủ tịch Jerome Powell có bài phát biểu vào thứ Sáu.
Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư thất vọng bởi việc cắt giảm lãi suất không được như kỳ vọng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,24% xuống 3.092,98 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 1,44% xuống 3.729,56 điểm.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất cơ bản cho khoản vay kỳ hạn 1 năm chỉ 0,1% từ 3,55% xuống 3,45% thấp hơn mức 0,15% mà phần lớn các nhà kinh tế dự báo và giữ nguyên lãi suất cho vay 5 năm.
Hôm thứ Sáu, cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc đã công bố một gói các biện pháp nhằm hồi sinh thị trường chứng khoán đang lao dốc, bao gồm cắt giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ mua cổ phiếu quỹ và khuyến khích đầu tư dài hạn.
Hầu hết các lĩnh vực đều giảm ở thị trường đại lục, với cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản, các công ty liên quan đến du lịch, năng lượng mới và môi giới chứng khoán giảm từ 2% đến 3,5% mỗi lĩnh vực dẫn đầu đà giảm.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng phiên thứ mười một liên tiếp, với giá trị 6,4 tỷ nhân dân tệ (875,2 triệu USD) vào thứ Hai.
Chứng khoán Hồng Kông giảm xuống mức thấp nhất trong chín tháng do thị trường thất vọng về các biện pháp mới nhất được công bố bởi các cơ quan quản lý tài chính để vực dậy nền kinh tế và thị trường chứng khoán không đạt được kỳ vọng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,82% xuống 17.623,29 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,89% xuống 6.030,64 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, cắt đứt chuỗi giảm sáu phiên, nhưng mức tăng là không đáng kể khi thị trường thất vọng về việc cắt giảm lãi suất ít ỏi của Trung Quốc.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 4,30 điểm, tương đương 0,17%, lên 2.508,80 điểm, phục hồi từ mức thấp nhất trong ba tháng.
"Chỉ số KOSPI bắt đầu phiên tăng khá tốt, nhưng đã thu hẹp đà tăng sau khi thị trường đón nhận gói kích thích đáng thất vọng hơn dự kiến ở Trung Quốc", Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities, cho biết.
Kết thúc phiên 21/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 114,88 điểm (+0,37%), lên 31.565,64 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,98 điểm (-1,24%), xuống 3.092,98 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 327,56 điểm (-1,82%), xuống 17.626,29 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 4,30 điểm (+0,17%), lên 2.508,80 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Tiền rẻ hay tiền dễ đều khó
Chưa thể coi nền kinh tế Việt Nam đã có tiền rẻ (cheap money) và tiền cũng không dễ vay nên thị trường đang muốn có tiền dễ (easy money)...
- Điểm sáng dòng tiền cá nhân
Dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước dồi dào nên thanh khoản duy trì ở mức cao, dù thị trường từ đầu tháng 8 đến nay rung lắc và có phiên lao dốc cuối tuần qua...
- Cái giá của margin
Khi một công ty chứng khoán có thị phần hàng đầu thông báo giảm tỷ lệ margin vào chiều thứ Năm tuần trước (17/8), thị trường đã loan rất nhanh thông tin này như một chỉ báo cho một sự điều chỉnh...
- Xu hướng ngắn hạn đã gãy, cần cảnh giác với những phiên hồi phục kỹ thuật
Chỉ 1 phiên giảm điểm cuối tuần qua, chỉ số VN-Index đánh mất 2 mốc hỗ trợ quan trọng là MA20 tại 1.220 điểm và mốc tâm lý 1.200 điểm...
- Thị trường dầu diesel đang đối mặt với sự khan hiếm nguồn cung
Vào bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử, tình trạng hiện tại của thị trường dầu diesel toàn cầu đều sẽ khiến một số quốc gia rơi vào tình trạng hoảng loạn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường