Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Logistics bán lẻ là một quy trình có tổ chức để quản lý dòng lưu chuyển của hàng hóa từ các nguồn cung cấp đến khách hàng. Các sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà bán buôn và trung gian thông qua kho bãi, vận chuyển đến các đơn vị bán lẻ, khách hàng.
Báo cáo Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu năm 2017-2027 của Research and Markets khảo sát thị trường logistics bán lẻ dựa trên các yếu tố về loại hình, phương thức vận tải và khu vực. Theo đó, báo cáo dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027. Ảnh: CNBC
Cụ thể, dựa trên cơ sở loại hình, thị trường logistics bản lẻ được chia thành logistics bán lẻ thông thường và logistics bán lẻ thương mại điện tử. Thị trường logistics bán lẻ thương mại điển tử nắm thị phần doanh thu đáng kể vào năm 2020 và sự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
Mức độ tăng trưởng này được lý giải do sự ảnh hưởng của đại dịch khiến doanh số bán hàng trên các sàn thương mại điện tử tăng vọt. Ngoài ra, sự phổ biến của Internet kết hợp với tiện ích trong việc đổi trả hàng hóa miễn phí, giao hàng nhanh, chi phí vận chuyển thấp và hàng hóa đa dạng góp phần vào mức độ tăng trưởng của loại hình logistics bán lẻ thương mại điện tử.
Phương thức vận tải trong thị trường logistics bán lẻ được chia thành đường sắt, đường hàng không, đường bộ và đường thủy. Đến nay, vận tải đường bộ thu về tỷ trọng cao nhất trong trong thị trường logistics bán lẻ với doanh thu trên 100 tỷ USD.
Vận tải đường bộ thu về doanh thu cao nhất trong trong thị trường logistics bán lẻ. Ảnh: Research and Markets
Do nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải đường bộ để vận chuyển sản phẩm bán lẻ đường dài, đặc biệt với thị trường nội địa, vận tải đường bộ trở thành sự lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp logistics bán lẻ. Đồng thời, tỷ trọng vận tải đường bộ tăng còn do ưu điểm về sức chứa và các chính sách khuyến khích tăng trưởng từ chính phủ một số quốc gia.
Xét theo khu vực, báo cáo của Research and Markets khảo sát thị trường châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và LAMEA (gồm Mỹ Latin, Trung Đông và châu Phi). Cụ thể, thị trường châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển nhanh nhất trong thị trường bán lẻ toàn cầu và đạt 112.1 tỷ USD vào năm 2027.
Sự mở rộng của thương mại điện tử và quy mô dân số lớn khiến châu Á - Thái Bình Dương vẫn sẽ tiếp tục duy trì doanh thu dẫn đầu trong giai đoạn 2017-2027. Ngoài ra, thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia nằm trong số 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu và chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu thương mại điện tử bán lẻ trên toàn thế giới. Do đó, sự phát triển vượt trội của ngành thương mại điện tử ở một số quốc gia dẫn đến sự tăng trưởng về logistics bán lẻ trên toàn khu vực.
Cũng theo báo cáo, thị trường Bắc Mỹ dự kiến tốc độ CAGR là 10.3% trong giai đoạn 2021-2017 và thị trường châu Âu đạt mức tăng 10% cùng kỳ.
Phân tích các tác động dẫn đến sự tăng trưởng của thị trường logistics bán lẻ toàn cầu, Research and Markets cho rằng, việc tăng cường tích hợp máy bay không người lái giúp nâng cao tính linh hoạt và tốc độ giao hàng từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường logistics bán lẻ trong giai đoạn dự kiến.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain, máy học cho phép nâng cao doanh thu. Tuy nhiên, những một số tác động tiêu cực trong việc khách hàng thay đổi hành vi sau đại dịch cũng tác động đến doanh thu của thị trường logistics bán lẻ toàn cầu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận