Thị trường gặp khó trước các sự kiện quan trọng
Biến động trong nước chưa xong thì US presidential election, FOMC lại đến. Áp lực chính trong thời gian qua vẫn xoay quanh chủ đề tỷ giá trong bối cảnh sức mạnh đồng USD vượt trội. Hai sự kiện lớn quan trọng là kết quả bầu cử Mỹ và cuộc họp FOMC kế tiếp đều sẽ diễn ra trong tuần sau. Biến động thị trường sẽ khó lường tại 2 sự kiện này. Do đó, cần chuẩn bị kỹ để ứng phó với các kịch bản có thể diễn ra.
1. Bối cảnh thị trường VN
- Các vấn đề tiêu cực do tỷ giá tăng cao và kết quả kinh doanh quý 3/2024 đã trình bày trong bảng báo cáo tuần từ GM Invest, nên sẽ không nhắc lại tại đây.
- Điều lo ngại nhất về thị trường đang diễn ra, đánh giá việc này là sự tiêu cực của thị trường: Trong suốt thời gian năm nay, chỉ số VN-Index chủ yếu sideway và nhiều lần tăng giảm quanh mốc 1300 điểm và 1220-1240 điểm, nên pha giảm lần này thoạt nhìn sẽ khá giống với các đợt giảm trước đó. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại đến từ việc không có tình trạng luân chuyển dòng tiền diễn ra sau 2 tuần điều chỉnh. Nhóm ngân hàng gần như chiếm phần lớn trong đóng góp tăng giá của thị trường. Dù đã kỳ vọng vào nhóm bds, midcap thay thế, nhưng dòng tiền vẫn chưa thực sự quan tâm đến. Trong đó, sóng ngành BDS đóng vai trò quan trọng để củng cố cho VN-Index, thay thế cho sự phụ thuộc vào nhóm ngân hàng. Chỉ số VN-Real đã có 3 lần thất bại trước cản EMA200-daily và đang cố củng cố lại nền giá mới tại 880 điểm. Nếu sóng ngành BDS không mở ra trong thời điểm sắp tới thì rủi ro thị trường mất động lực tăng giá là khá cao.
- Điểm nhấn dòng tiền chưa có khởi sắc khi Nước Ngoài duy trì đà bán ròng mạnh. Số lượng tk ck mở mới trong tháng 9 cũng giảm mạnh đáng kể chỉ có 158k tk, thấp hơn 1/2 so với tháng 8. Thanh khoản thị trường bình quân giảm về quanh 15k tỷ. Tự doanh, tổ chức trong nước, nước ngoài duy trì bán ròng. Riêng Q3/2024, NN duy trì bán ròng -503 tỷ đồng. Kỳ vọng vào dòng vốn sẽ đổ dồn vào timing thời điểm tháng 3/2025, khi VN 1 lần nữa được review lọt vào danh sách thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE.
- Thị trường trái phiếu lại có sự khởi sắc mạnh mẽ khi dòng tiền đầu tư ròng vào các quỹ trái phiếu tăng vọt. Theo thống kê của SSI Research, quỹ trái phiếu vào ròng 57,6 tỷ USD trong tháng 9 và tính từ đầu năm vào 478 tỷ USD.
2. Bầu cử Mỹ
- Các vấn đề về thuế, chi tiêu chính phủ, giá thị trường BDS, quan hệ đối ngoại, chính sách điều hành ảnh hưởng lên FED v..v sẽ là các vấn đề có thể ảnh hưởng sau khi cuộc bầu cử có kết quả. Các tác động này cần có thời gian để phân tích theo đường lối của từng ứng cử viên tổng thống và đảng họ đại diện. Với vị thế là một quốc gia quan trọng trong khu vực Đông Nam Á - khu vực tăng trưởng kinh tế năng động nhất toàn cầu, kết quả cuộc bầu cử Mỹ sẽ có các tác động rất quan trọng đến với VN.
- Theo xếp hạng các nước quyền lực nhất Châu Á (Asia Power Index) năm 2024 của Lowy Institute, Mỹ và Trung Quốc thay phiên nhau đứng đầu là các quốc gia superpower, nắm sức mạnh ảnh hưởng lớn nhất. Việt Nam xếp hạng thứ 12 với 18.7 điểm, xếp sau 4 nước Đông Nam Á là Malaysia, Thailand, Indonesia, Singapore. Việc này cho thấy, các cuộc chiến tranh đối đầu giữa 2 cường quốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia ở vùng middle powers. Do đó, chính sách đối ngoại của 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ là rất đáng quan tâm.
- Theo một lời phân tích từ Tiến sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang, Trump và chính quyền ông Tô Lâm có thể sẽ có giai đoạn phát triển tốt đẹp do ông Trump thường có lịch sử quan hệ tốt đẹp với các lãnh đạo mạnh mẽ, cứng rắn như Rodrigo Duterte (Philippines) hay Vladimir Putin (Nga). Do đó, áp lực “chọn phe" đè lên các nước Đông Nam Á sẽ khá mạnh nếu Trump đắc cử chẳng hạn như hạn chế hợp tác quốc phòng, cắt giảm các khoản viện trợ, tăng hàng rào thuế quan v..v . Ngay cả việc mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam có thể bị huỷ bỏ nếu tổng thống Mỹ mong muốn. Nên 3 nước Ấn Độ, Việt Nam, Philippines là 3 lựa chọn quan trọng trong đối sách với Châu Á hàng đầu, cần đàm phán ngay từ những ngày đầu nếu ông Trump đắc cử.
- Tuy bà Harris tuyên bố sẽ không phải là nhiệm kỳ nối tiếp đường lối mà Joe Biden theo đuổi, nhưng chính sách đối ngoại sẽ có nhiều điểm tương đồng. Sự mềm mỏng và uyển chuyển có thể sẽ là lợi thế cho Việt Nam nếu quyết định tiếp tục theo đuổi ngoại giao cây tre. Một điểm khác biệt nữa là bà Harris không chú trọng quá mạnh vào vấn đề đối ngoại mà tập trung vào các vấn đề xã hội như quyền sinh sản, phá thai, bảo vệ nền dân chủ. Vì vậy, nếu bà Harris đắc cử tổng thống, các ảnh hưởng đến Đông Nam Á sẽ chưa quá khác biệt ngay từ đầu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận