24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Khánh Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thị trường đi lên và "môi giới phím hàng"

Có thể thấy giai đoạn trước mùa báo cáo Q3 cho đến giờ, câu chuyện chọn cổ phiếu vẫn là chọn Doanh nghiệp có báo cáo Quý 3 tích cực ( có hoặc không tuỳ DN), quan trọng là có câu chuyện, có cơ sở để kỳ vọng tăng trưởng Q4.

Nhưng TT đi lên trong giai đoạn tiền rẻ thế này thì cổ phiếu đáp ứng đủ điều kiện trên không thiếu. Mua cổ phiếu từ đầu tháng 10 đến giờ, nhìn chung mua xong nằm im không cần lướt lát nhiều vẫn có mức lợi nhuận hấp dẫn.

Nguyên một thời gian dòng tiền đi luân chuyển quanh các ngành nhóm Midcap, tăng tốt đến độ mọi người kháo nhau thời điểm này mà lỗ thì quá khó tin. Nếu vẫn lỗ hay lãi ít thì khả năng đến nhiều từ thiếu kiên nhẫn.

Như đã nói ở trên thì số cổ phiếu giảm từ đầu tháng 10 đến giờ ít hơn nhiều lần so với cổ phiếu tăng. Tăng từ VN30 đến vốn hoá vừa - nhỏ đến penny. Tuy vậy thì dòng tiền luân phiên tìm đến các nhóm ngành nên tất nhiên sau khi mua một cố phiếu nhiều trường hợp là mình phải đợi dòng tiền tìm đến ngành đó thì cổ phiếu mình mới lên nhưng khả năng cao là sẽ lên, chỉ là sớm hay muộn.

Trong hoàn cảnh hôm nay nhóm này trần hôm sau nhóm khác trần thì rất dễ để NĐT cảm thấy sốt ruột khi mã mình chưa tăng, mà sốt ruột không nhịn được thì lại liên tục nhảy nhót. Lỡ bán chuyển sang cổ khác xong cổ phiếu cũ tăng thì lại càng thêm sốt ruột. Tâm lý càng bất ổn thì càng dễ rơi vào vòng luẩn quẩn chạy quanh mua theo các cổ phiếu đang tăng.

Khi mà thị trường đi lên kéo phần lớn giá cổ phiếu đi lên thì :

(1) Kiên nhẫn với cổ phiếu mình nắm giữ ( nếu đã có cơ sở đủ tốt và chiến lược rõ ràng)

(2) Để tối ưu thì tìm kiếm cổ phiếu nào có câu chuyện tăng giá tốt nhất.

Ví dụ là cùng một ngành thì chọn doanh nghiệp nào để cổ phiếu hưởng sóng tăng của TT một cách bền vững và/hoặc lâu dài nhất có thể.

Đoạn này TT lên thì " môi giới phím hàng" tỉ lệ thắng tất nhiên là cao. Nhưng cũng nên lưu ý phong cách chọn cổ phiếu của họ có phù hợp với các điều kiện TT không vì TT không phải lúc nào cũng phơi phới thế này.

Ví dụ dòng phân có DCM, DPM, BFC, DDV. Trong trường hợp lỡ không kịp mua DPM, DCM giá tốt thì cũng không cần nhảy bổ vào BFC với tư tưởng " lên cả ngành ".

BFC thì nguyên liệu đầu vào là phân đơn - giá đang cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến biên lợi nhuận DPM DCM thị giá tuy cao hơn nhưng vẫn là top ngành. Phím BFC theo sóng ngành ăn được thì vui nhưng hiểu BFC để hạn chế phụ thuộc vào 1 cơ sở duy nhất là sóng ngành thì tốt hơn. Những yêu tố giảm lợi thế cạnh tranh của DN thì sẽ khiến cổ phiếu DN giảm sức hấp dẫn.

"Cơ sở càng toàn diện niềm tin càng vững chắc'

Thân ái!

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân không phải hô hào mua bán. NĐT nên nghiên cứu trước khi thực hiện đầu tư.

Nếu bài viết, bổ ích các bạn nhớ like, follow mình nhé để đón đọc các bài viết mới hay hơn, chất lượng hơn.

Để nhận tư vấn chi tết hơn vui lòng liên hệ Khánh - Zalo 0345818577 hoặc đăng ký tại đây để tham gia group tư vấn và chia sẻ chi tiết các cơ hội đầu tư.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Khánh Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả