'Thị trường bất động sản Đà Nẵng có những tín hiệu khởi sắc'
Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản cho biết, đến đầu năm 2021, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã có chuyển biến tích cực, số lượng tài sản chào bán và giao dịch đã khởi sắc hơn.
Năm 2020, nền kinh tế của TP. Đà Nẵng gặp không ít khó khăn, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kéo theo đó là sự ảm đạm của thị trường bất động sản. Các hoạt động, mua bán bất động sản dường như bị đóng băng. Cùng với đó, nhà đầu tư “lướt sóng” vay vốn phải chịu áp lực từ việc trả lãi ngân hàng. Nhiều người không mạo hiểm đầu tư “lướt sóng”.
Mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng hoàn cảnh đó cũng tạo thị trường bất động sản Đà Nẵng không ít thuận lợi, khi giá trị ảo hầu như không còn. Tiếp theo đó là những tín hiệu lạc quan trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và xúc tiến đầu tư. Để hiểu rõ những biến động của tình hình bất động sản Đà Nẵng trong năm 2021, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo bất động sản.
Thưa ông, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2020 biến động như thế nào?
Ở phân khúc đất nền, giá về vùng đáy từ tháng 4/2020, lượng giao dịch ngưng trệ hoàn toàn, thị trường duy trì trạng thái “đóng băng”, giá cả giảm 30% đến 50% so với đỉnh điểm tùy từng khu vực. Việc duy trì giá thấp kỷ lục đó kéo dài cho đến hết đợt dịch lần 2. Cuối năm 2020 thì lượng giao dịch tăng trở lại nhưng vẫn chưa đáng kể. Giá đất nền được chào bán tại một vài nơi tăng lại 5% - 7% vào cuối năm 2020.
Ở phân khúc nhà phố trung tâm, giá giảm 10% - 20% tùy khu vực tương tự như đất nền. Giá mặt bằng cho thuê có nơi giảm đến 50%.
Đối với phân khúc khách sạn từ 1 - 3 sao rơi vào vùng đáy kể từ cuối mùa mưa vào cuối năm 2020.
Ở phân khúc dịch vụ bất động sản, hàng loạt các sàn giao dịch, trung tâm giao dịch bất động sản đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự. Cho đến đầu năm 2021, tình hình bất động sản đã có chuyển biến tích cực, số lượng tài sản chào bán và giao dịch đã khởi sắc hơn.
Được biết, Việt Nam vừa tiếp nhận vắc - xin, theo dự đoán của ông, thị trường bất động sản Đà Nẵng trong năm 2021 sẽ biến động như thế nào?
Rõ ràng thông tin tích cực về vắc xin là thông tin được mọi người chờ đợi nhất. Và nếu dịch COVID-19 được khống chế, nền kinh tế của thành phố sẽ sớm phục hồi, đặc biệt là bất động sản du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả của vắc xin cũng đang được đón nhận tốt nhưng vẫn có sự dè dặt nhất định. Dẫu sao, đây cũng là thông tin tốt và là liều thuốc tốt cho sự phục hồi của thị trường bất động sản Đà Nẵng.
Theo ông, trước hoàn cảnh hiện nay, nhà đầu tư có nên quan tâm đầu tư vào bất động sản của Đà Nẵng?
Thứ nhất, lãi suất cho vay tại các ngân hàng đang rất thấp. Điều này giúp tăng khả năng tiếp cận vốn và giảm chi phí vốn khi đầu tư.
Thứ hai, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh sẽ cung cấp thêm lượng nguồn vốn cho thị trường bất động sản thông qua việc chốt lời của các nhà đầu tư. Trong khi các kênh đầu tư khác như vàng, tiền ảo khá bấp bênh sẽ ít được quan tâm hơn.
Thứ ba, đầu tư công của Đà Nẵng đang diễn ra rất mạnh mẽ, để khôi phục lại tăng trưởng GDP sau 1 năm có tăng trưởng âm gần 10%. Hàng loạt các dự án hạ tầng đô thị được khởi động và triển khai quyết liệt như: tuyến đường vành đai phía Tây, dự án nạo vét sông Cổ Cò, dự án cảng biển Liên Chiểu…
Bên cạnh đó, chính sách tháo gỡ các nút thắt về pháp lý trong các dự án bất động sản được chính quyền thực hiện khẩn trương thông qua việc lập tổ chuyên trách xử lý các điểm nghẽn pháp lý tại các dự án sai phạm từ các thời kỳ trước; Công tác thu hút đầu tư đang triển khai khá tốt, các nhà đầu tư lớn như Vingroup, Sungroup hay Kim Long Nam đang tiến hành khởi động lại các dự án tại Đà Nẵng cũng góp phần thu hút dư luận và các nhà đầu tư quan tâm về thị trường Đà Nẵng.
Một lý do lớn nữa là giá bất động sản Đà Nẵng đang ở vùng đáy của chu kỳ, giá bất động sản đã về vùng giá trị thật sau gần 2 năm suy giảm và đóng băng trong khi các thị trường lớn khác như TP. HCM,TP. HN và nhiều nơi khác vẫn đang neo tại vùng đỉnh. Điều này giúp cho các nhà đầu tư mua vào và có nhiều cơ hội thu về lợi nhuận hơn các thị trường khác.
Hiện nay nhà đầu tư “lướt sóng” hầu như không còn tại địa bàn Đà Nẵng, theo ông, điều này đem lại thuận lợi và khó khăn gì cho bất động sản của địa phương này ?
Cùng với đó, nhà đầu tư “lướt ván” mua đầu cơ kiếm lợi nhuận ngắn hạn nên hầu như không đầu tư gia tăng giá trị bất động sản, không tạo ra giá trị cho thị trường, cho xã hội. Không giúp cho thị trường phát triển bền vững. Họ chỉ tập trung kiếm lợi dựa trên lợi thế thông tin và truyền thông bẩn.
Có ý kiến cho rằng “thời điểm biến động hiện nay do dịch COVID-19, là thời điểm thuận lợi cho nhà đầu tư dài hạn” ông nghĩ gì về điều này?
Bên cạnh đó, việc đầu tư bất động sản dựa trên lựa chọn đúng thời điểm chu kỳ của thị trường để mua vào hay bán ra và nhận diện đúng xu hướng phát triển về hạ tầng, các yếu tố kinh tế vĩ mô lại có tính chất quyết định trong việc thu lại lợi nhuận.
Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết mọi mặt đời sống xã hội nhưng vẫn có một số lĩnh vực tăng trưởng tốt. Bất động sản cũng có phân khúc tăng trưởng như bất động sản nông nghiệp, bất động sản công nghiệp còn các phân khúc khác như bất động sản du lịch, bất động sản nhà ở nói chung lại suy giảm.
Ngoài ra, mỗi thị trường còn ảnh hưởng bởi quy luật cung - cầu, quy luật về giá trị, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư khác nhau nên thị trường bất động sản tại mỗi địa phương lại có sự tăng – giảm khác nhau.
Trong khi, thị trường Đà Nẵng hiện nay đang ở vùng đáy của chu kỳ thì các vùng khác như TP.HCM và nhiều nơi khác lại đang tạo lập đỉnh. Việc mua ở vùng đáy và bán ở vùng đỉnh tất nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận tối đa. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào triển vọng phục hồi kinh tế của thị trường đó nữa. Nhưng nhìn chung, Đà Nẵng sẽ có nhiều lợi thế để sớm phục hồi lại tăng trưởng như đã phân tích bên trên.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận