menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thúy Quỳnh

Thép HRC Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Trong bối cảnh giá thép liên tục suy giảm, khó khăn càng chồng chất với ngành thép Việt khi liên tục bị các thị trường lớn điều tra chống bán phá giá.

Thép Việt Nam chính thức bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu sang Ấn Độ, theo thông báo mới nhất từ Bộ Thương mại và công nghiệp của nước này.

Cuộc điều tra chống bán phá giá sẽ đánh giá hậu quả và mối đe dọa gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước, được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất thép hàng đầu như JSW Steel và Arcelor Mittal Nippon Steel.

Các nhà sản xuất thép lớn của Ấn Độ đầu tư hàng tỷ USD vào việc tăng công suất hoạt động đã nêu lên mối lo ngại rằng hàng thép nhập khẩu giá rẻ có thể ảnh hưởng đến dòng tiền và do đó gây ảnh hưởng đến các kế hoạch mở rộng sản xuất.

Các biện pháp chống bán phá giá trong vòng năm năm sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm liên quan, mức thuế từ 0 - 307,79 USD/tấn đối với thép Việt Nam.

Do Ấn Độ đã ra phán quyết áp thuế chống trợ cấp đối với các sản phẩm tương tự từ Việt Nam vào tháng 6/2024, nên mức thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam là mức chênh lệch giữa mức thuế chống bán phá giá được xác nhận lần này và mức thuế chống trợ cấp được xác nhận.

Từ ngày 30/9/2023, Tổng cục Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã khởi xướng một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với ống và ống thép không gỉ từ Thái Lan và Việt Nam dựa trên đơn đề xuất của Hiệp hội Nhà sản xuất ống và ống thép không gỉ tại vài tỉnh của nước này.

Theo Reuters, động thái điều tra mới nhất được diễn ra trong bối cảnh ghi nhận sự suy giảm đáng kể trên thị trường thép Ấn Độ, khi mức giá chạm mức thấp nhất trong ba năm do lượng nhập khẩu tăng và lượng xuất khẩu giảm.

Ấn Độ, mặc dù là quốc gia sản xuất thép thô lớn thứ hai thế giới, đã trở thành nước nhập khẩu thép ròng trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2024.

Sự thay đổi này tiếp tục diễn ra trong những tháng tiếp theo, với lượng thép thành phẩm nhập khẩu đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, theo số liệu tạm thời của chính phủ.

Về phía Việt Nam, ngày 29/7 vừa qua, Bộ Công thương đã thông tin ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc và Ấn Độ sau một thời gian xem xét yêu cầu của Tập đoàn Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh và ý kiến các doanh nghiệp liên quan.

Tới ngày 8/8, Bộ Công thương cũng thông báo Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Trong thông báo khởi xướng, EC đã cung cấp chi tiết các nội dung liên quan tới bên yêu cầu, hàng hóa bị điều tra, cáo buộc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, cáo buộc về can thiệp giá nguyên liệu đầu vào, quy trình thủ tục điều tra và các thời hạn liên quan, các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, hướng dẫn về các thủ tục tải và đăng tải tài liệu trên hệ thống điện tử TRON của EC.

Trong danh sách đính kèm có hai “ông lớn” ngành sản xuất và xuất khẩu thép bị khiếu nại là Tập đoàn Hòa Phát và Formosa. Đây cũng là hai doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có khả năng sản xuất thép HRC.

Thép Việt Nam "chồng chất" khó khăn

Thép HRC Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Biến động giá thép tại các thị trường đối tác lớn của Việt Nam. Ảnh: VCBS

Đánh giá về triển vọng ngành thép, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng giá thấp quanh mức chỉ 3.000 Nhân dân tệ/tấn như hiện nay cho tới ít nhất cuối năm 2024 bởi nhu cầu thép chưa hồi phục do thị trường nhà ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu ấm lên, số nhà xây mới liên tục sụt giảm bởi nguồn vốn để phát triển dự án vẫn còn nhiều vướng mắc.

Thêm nữa, VCBS cho rằng việc cắt giảm nguồn cung thép và các gói chính sách đưa ra của chính phủ sẽ chưa thể mang lại hiệu quả rõ ràng trong ngắn hạn trong khi quá trình đẩy mạnh thanh lý hàng tồn kho trong bối cảnh dư thừa nguồn cung thép đang rất cấp thiết.

Trong ngắn hạn, giá thép tại EU và Mỹ có thể đã tạo đáy sau khi tăng cường các biện pháp bảo hộ ngành sản xuất nội địa từ đó giảm sự ảnh hưởng của nguồn thép giá rẻ tại Trung Quốc. Trong lịch sử quá khứ các lần áp thuế tương tự, giá thép thường tạo đáy trong ngắn hạn, tuy nhiên về xu hướng vẫn chịu áp lực bởi xu hướng giá thép Trung Quốc.

Nhìn chung, VCBS không đánh giá giá thép xuất khẩu tại các quốc gia này có thể phục hồi mạnh do bị ảnh hưởng bởi xu hướng chung, tuy nhiên đà giảm mạnh vừa qua có thể sẽ dừng lại trong ngắn hạn.

Tại thị trường nội địa, giá thép thanh tại Việt Nam sau đà giảm liên tiếp đã đi ngang ở mốc 14 triệu đồng/tấn (thấp nhất trong nhiều năm) mặc dù thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào. Tình trạng này đến từ áp lực giảm giá theo giá thép thế giới cùng nhu cầu tiêu thụ thép trong nước phục hồi đã làm vơi đi áp lực giảm giá.

Tuy nhiên, VCBS cho rằng giá thép có thể sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh giá trước bối cảnh giá thép Trung Quốc giảm mạnh và tạo ra mức giảm giá lớn. Thêm nữa, mùa mưa là thấp điểm xây dựng có thể tạo áp lực giảm giá đối với giá thép trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu tiêu thụ thép toàn thế giới trong năm 2023 hồi phục nhẹ ở mức 1,8% và có thể tăng trưởng 1,9% vào năm 2024. Trong đó, sự hồi phục đáng kể ở đa phần các quốc gia như châu Âu, châu Á, Mỹ.

Hiện tại, châu Âu đang là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 26%, ngang bằng với khu vực ASEAN, tiếp đến là Hoa Kỳ (13%) và Đài Loan (4%).

Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, thép Việt Nam cũng là mặt hàng bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ rất nhiều quốc gia.

Riêng tại Việt Nam, đã có 12/28 vụ phòng vệ thương mại là đối với các sản phẩm thép, chiếm khoảng 46% tổng các vụ phòng vệ thương mại đã từng tiến hành đối với tất cả các loại sản phẩm ở Việt Nam cho đến nay.

Trong khi đó, các nước đã đưa ra 73 vụ phòng vệ thương mại với thép xuất khẩu Việt Nam. Điều đó cho thấy, các nước vận dụng rất nhiều các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường của họ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả