menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Thái Bình Pro

Thấy gì qua một số cổ phiếu?

Cổ phiếu phân tích riêng rẽ thì có thể chưa nhìn thấy hết các khía cạnh để quyết định có đầu tư hay không. Nếu tập hợp một nhóm lại để so sánh thì cũng thêm nhiều nhận định.

Ví dụ, một nhóm cổ phiếu các ngân hàng và các công ty có cổ phiếu khá sôi động ở đây.

Thường người ta nhìn vào chỉ số EPS trước tiên. Chỉ số này phản ánh thu nhập của doanh nghiệp trong một năm trước đó chia cho số cổ phiếu. EPS càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Nếu mấy năm liên tiếp đều tốt là doanh nghiệp làm ăn ổn định.

Trong nhóm cổ phiếu ở đây có thể thấy Thế giới di động (MWG), Vinhomes (VHM), Sabeco (SAB) đều lãi khủng tính trên vốn CSH. Tiếp theo là Vinamilk (VNM), Vietcombank (VCB), VPBank (VPB), Vietinbank (CTG), Techcombank (TCB), Quân đội (MBB). Nhóm ngân hàng tính từ cuối bảng trở lên là Eximbank (EIB), Sacombank (STB), BIDB (BID), SG-HN bank (SHB) và An Bình bank (ABB). Đáng chú ý là Vingroup (VIC) và Masan (MSN) đều có EPS rất thấp.

Thấy gì qua một số cổ phiếu?
Số liệu tham khảo

Tất nhiên, EPS cao như trường hợp VHM chẳng hạn, không hẳn là 10 đồng tiền vốn là làm ra 8,3 đồng lãi. Bởi khi phát hành cổ phiếu giá cao thì mệnh giá (vốn) là 10.000 đồng nhưng nhà đầu tư mua tới 100.000 đồng. Vì vậy, thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận những năm trước không phân phối hết làm vốn CSH ở nhiều doanh nghiệp thực tế cao hơn tổng mệnh giá cổ phiếu để tính EPS. Một chỉ số nữa là ROE cũng gần gũi với EPS. Tuy nhiên, khi tính ROE thì người ta tính vốn CSH gồm cả lợi nhuận chưa phân phối của chính năm đó.

Đầu tư vào doanh nghiệp an toàn và lâu dài, đương nhiên trông đợi vào EPS cao, khi đó cơ hội nhận cổ tức sẽ tốt. Khi đánh giá thường căn cứ chỉ số P/E. Ví dụ, EPS = 5.000 đồng, giá cổ phiếu hiện tại 40.000 đồng, khi đó P/E = 40.000/5.000 = 8. Có nghĩa là nếu lợi nhuận doanh nghiệp ở mức này, chia lãi hết, thì cơ hội nhận cổ tức sau 8 năm sẽ hoà vốn (chưa tính đến chiết khấu dòng tiền do tiền mất giá).

Theo bảng nhóm cổ phiếu ở đây thì ABB lại tốt nhất, tiếp theo là MBB, VPB, CTG, TCB, VHM. Nhóm có P/E cao nhất như MSN phải cần đến trên 85 năm và VIC phải trên 70 năm, FLC trên 50 năm, còn SAB cần 25 năm cơ hội cổ tức mới bằng giá mua bây giờ. Tại sao nhà đầu tư vẫn mua giá cao là vì họ vẫn kì vọng bán được giá cao hơn cho những người mua tiếp theo. Người cuối cùng không bán được cho ai thì mới là vấn đề. Thường thị trường còn lâu mới đến lúc ấy. Thị trường chứng khoán thế giới vẫn có những mã khủng với P/E bằng hàng trăm năm.

Một chỉ số nữa là P/B. Toàn bộ giá trị sổ sách tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả chia cho tổng số cổ phiếu chính là giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Ngoài mệnh giá nếu không có lỗ luỹ kế thì giá trị sổ sách một cổ phiếu ít nhất là 10.000 đồng. Các khoản mục khác của vốn CSH như thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối chẳng hạn cũng sẽ làm giá trị sổ sách một cổ phiếu tăng lên. Giả sử doanh nghiệp giải thể thanh lý và giá trị thu hồi được bằng giá trị sổ sách thì các cổ đông sẽ kì vọng thu hồi được giá trị này.

Trong nhóm doanh nghiệp ở đây có P/B cao là VNM, SAB, MSN, MWG, VCB, VIC. Các doanh nghiệp còn lại là khá ổn. Có doanh nghiệp như ABB và FLC có P/B còn nhỏ hơn 1, mặc dù giá cổ phiếu đều trên 10.000 đồng. Có thể các doanh nghiệp này có các nguồn vốn CSH khác như thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận để lại. Trường hợp FLC thì P/B chỉ bằng 0,64. Trước đây nửa năm giá thị trường cổ phiếu này chỉ 3.000 đồng, giờ tăng gấp 4 lần. Nếu căn cứ P/B giá có thể tăng nữa nhưng EPS lại rất kém.

Cuối cùng, giá cổ phiếu tốt nếu chỉ căn cứ vào các chỉ số EPS càng cao, P/E và P/B càng thấp thì đấy là lý thuyết. Thực tế, nhiều mã chứng khoán giá cao không theo cơ sở này. Ngoài chợ có thương lái làm giá thì chứng khoán cũng thế. Người mua tự quyết định nếu kì vọng có thể bán lại cao hơn. Trường hợp không muốn mạo hiểm thì cứ căn cứ EPS và lịch sử chia cổ tức của doanh nghiệp mà đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp có P/E thấp nhất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ngô Thái Bình Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
2 Yêu thích
4 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại