Thanh khoản đang đếm bằng tỷ đô bỗng nhiên cạn kiệt, do đâu?
VN-Index bỗng nhiên cạn kiệt thanh khoản trong những phiên giao dịch gần đây, có thể được lý giải bởi 4 nguyên nhân chính...
Trong tháng 8 và 9 vừa qua, thị trường liên tiếp chứng kiến những phiên giao dịch được tính bằng tỷ đô, có những phiên ba sàn khớp lệnh lên tới 38.000 tỷ đồng, mức kỷ lục trong vòng hơn một năm trở lại đây.
Tính chung trong tháng 9, giá trị giao dịch bình quân ba sàn tăng 11,2% so với tháng trước tăng 85,4% so với cùng kỳ lên 28.624 tỷ đồng/phiên giao dịch trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 25.131 tỷ đồng/phiên tăng 12,7% so với tháng trước; HNX đạt 2.387 tỷ đồng/phiên tăng 9,0% so với tháng trước; UPCOM đạt 1.105 tỷ đồng/phiên, giảm 11,3% so với tháng trước. Thị trường chứng khoản tiếp tục hút dòng tiền trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang hạ nhiệt nhanh và các kênh đầu tư khác như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang trầm lắng.
Tuy nhiên, VN-Index bỗng nhiên cạn kiệt thanh khoản trong những phiên giao dịch gần đây. Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10, thanh khoản ba sàn thấp kỷ lục từ tháng 5/2023 tới nay với giá trị ba sàn khớp chỉ còn 13.600 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, thanh khoản cũng giảm mạnh chỉ còn 16.300 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 3 tháng trở lại.
Có 4 nguyên nhân chính có thể dẫn đến thanh khoản cạn kiệt trong những phiên gần đây.
Trước áp lực tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành tín phiếu để hút bớt thanh khoản quá dư thừa ra khỏi hệ thống ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ tỷ giá. Trong nhiều phiên đấu thầu thị trường mở liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu thành công 93.800 tỷ đồng tín phiếu, qua đó hút khỏi hệ thống ngân hàng lương VND tương ứng. Các đợt tín phiếu này đều có kỳ hạn 28 ngày và được chào bán theo phương thức đấu thầu lãi suất.
Mặc dù động thái này của Ngân hàng nhà nước được đánh giá không nhằm thắt chặt hay đảo ngược chính sách tiền tệ nhưng tác động đến tâm lý thị trường.
Các quỹ ETF bị rút ròng rất mạnh trong 1 tháng trở lại đây trong đó dẫn đầu là Fubon và Diamond đã bị rút ròng lần lượt hơn 35,76 triệu đô và 38,6 triệu đô trong 1 tháng. Theo FIDT, đây là xu hướng vốn rút khỏi Việt Nam và các thị trường mới nổi quay về Mỹ.
Cùng với đà chốt lời, hạ tỷ trọng margin của nhà đầu tư trong nước sau chuỗi tăng điểm mạnh vừa qua, tâm lý thị trường đang chờ đợi xu hướng rõ ràng hơn để xuống tiền nhất là trong bối cảnh vĩ mô thiếu vắng những thông tin tích cực hỗ trợ.
Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023 được ước tính ở mức 104,8 nghìn tỷ đồng và năm 2024 ở mức 288,1 nghìn tỷ đồng và năm 2025 là 194,2 nghìn tỷ đồng. Đối với trái phiếu đáo hạn trong 2 quý cuối năm 2023, giá trị trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 37,1 nghìn tỷ đồng và tổ chức tín dụng là 24 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp sản xuất là 1,3 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là 22,4 nghìn tỷ đồng và lĩnh vực khác là 20 nghìn tỷ đồng.
Fed vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2023 và đà tăng của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải bán ra ngoại tệ để giảm áp lực tỷ giá.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận