Tất tần tật về mô hình nến Nhật
Từ khi bước chân vào thị trường chứng khoán, mọi thứ như nến, chart, bảng giá,... dường như đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta trong quá trình giao dịch.
Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao người ta lại dùng Nến để biểu thị mà không phải là những thứ khác? Và nó xuất hiện như thế nào? Chứng khoán là kỳ vọng về tương lai nhưng cuối tuần rảnh mình ngược dòng thời gian quay về quá khứ chút nhé, cũng có cái hay đúng không nào?.
1. Mô hình nến nhật là gì? Lịch sử hình hành
Người Nhật Bản là những người đầu tiên sử dụng phân tích kỹ thuật để mua bán trên một trong những thị trường tương lai đầu tiên của thế giới – Đó là “Thị trường gạo tương lai”. Những người Nhật Bản bắt đầu mua bán trên thị trường này vào những năm 1600. Điều thú vị là, sự ra đời của thị trường gạo tương lai ở Nhật Bản là một kết quả của lịch sử quân sự của đất nước này.
Một thế kỷ sau chiến tranh nội bộ giữa các lãnh chúa (Lãnh chúa phong kiến của Nhật Bản), General Tokugawa Ieyasu, người cai trị Edo (tên trước đây của Tokyo), đã có được những tiếng tăm từ chiến trường Sekigahara trong năm 1600. Đây là cuộc chiến giúp thống nhất đất nước Nhật Bản. Tokugawa sau đó trở thành Shogun (Tướng quân) của toàn Nhật Bản. Sau chiến thắng của ông với các lãnh chúa khác, Tokugawa khéo léo đề nghị tất cả những vị lãnh chúa sống chung trong Edo với gia đình của họ. Khi những ông vua này trở về lãnh địa riêng của họ thì toàn bộ người thân của họ ở Edo coi như những con tin. Nguồn thu nhập chính của những lãnh chúa là gạo thu như một loại thuế từ những nô lệ làm việc trên đất đai của họ. Từ khi lượng gạo này không thể vận chuyển từ lãnh địa của những lãnh chúa bằng mọi cách tới Edo, họ lập một nhà kho trong một thành phố cảng ở Osaka để lưu trữ gạo của họ.
Bởi quyền lực to lớn của những lãnh chúa sống cô lập với những người khác ở Edo, họ có cuộc sống hơn hẳn những người khác như những bộ quần áo, tòa nhà và nhiều thứ xa xỉ khác. Điều này được phản ánh bởi câu nói nổi tiếng lúc đó, “Người Edo sẽ không giữ thu nhập của họ qua đêm”. Nó chỉ ra rằng những vị lãnh chúa ở Edo có vẻ như hoang phí với lối sống tiêu sài. Và để duy trì lối sống đó, những vị lãnh chúa đã bán gạo dự trữ của họ trong kho ở Osaka; đôi khi họ cũng bán trước cả gạo chưa thu hoạch. Kho dự trữ sẽ phát hành những biên nhận cho loại gạo này. Chúng được gọi là những hợp đồng khống (gạo không thuộc sở hữu vật lý của bất cứ ai) và chúng được bán ở thị trường thứ cấp. Điều này là sự bắt đầu của một trong những thị trường tương lai đầu tiên trên thế giới.
Việc mua bán gạo tương lai đã kéo theo nhiều hoạt động tích trữ, và từ hoạt động tích trữ này mà phân tích kỹ thuật Nhật Bản ra đời. Thương nhân giao dịch gạo nổi tiếng nhất trên thị trường gạo tương lai lúc bấy giờ là Homma. Homma đã tiến hành các hoạt động mua bán trên thị trường gạo tương lai từ những năm 1700. Ông đã khám phá ra rằng mặc dù có một sự liên kết giữa cung và cầu gạo, thị trường vẫn bị chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố cảm xúc của người mua và bán. Bởi lẽ đó, tồn tại một khoảng thời gian khi thị trường hấp thụ yếu tố thu hoạch cũng như các yếu tố khác từ thực tế. Homma cho rằng việc nghiên cứu yếu tố cảm xúc trên thị trường có thể giúp ích cho việc dự báo giá cả. Mặt khác ông cũng hiểu rằng có sự khác biệt giữa giá trị và giá thị trường của gạo. Sự khác biệt giữa giá trị và giá của gạo đúng với cả ngày nay với cổ phiếu, trái phiếu và ngoại tệ như đối với gạo hàng thế kỷ trước.
Nến nhật được ra đời, nó còn có tên khác là Sakata, Homma đã cẩn thận ghi chép lại giá gạo diễn biến ra từng ngày bằng nến, và ông nhận ra rằng có một sự lặp đi lặp lại đáng kinh ngạc khi nhìn vào lịch sử ghi chép của ông. Từ đó ông có thể dự đoán giá gạo trong tương lại để tích trữ hàng, nến nhật làm ông có lợi thế rất nhiều so với các thương nhân thời đó.
Liệu Homma có phải là người phát minh ra loại biểu đồ trên hay không vẫn là một câu hỏi. Nhưng việc này cũng không quá quan trọng, nó gần giống với biểu đồ nến chúng ta biết ngày nay và tất cả những kỹ thuật liên quan tới chúng đều phản ánh quá trình tích lũy những tư tưởng từ một vài người qua nhiều thế hệ. Và điều này xuất hiện như một hình thái sớm nhất của phân tích kỹ thuật ở Nhật Bản và được xem như là tâm lý học trên thị trường hơn là một dạng biểu đồ.
2. Đặc điểm của mô hình nến Nhật như thế nào?
Có lẽ mọi người đã quá quen, nến Nhật có hai thành phần chính là thân nến và bóng nến. Thông thường một cây nến Nhật tiêu chuẩn sẽ có đầy đủ các bộ phận sau:
Phần thân của nến thể hiện phạm vi giá dao động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể, trong đó:
- Giá mở: Là giá khởi đầu trong một phiên giao dịch.
- Giá đóng: Là giá cuối, kết thúc phiên giao dịch.
- Phần bóng nến sẽ thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên.
- Bóng nến trên: Là đỉnh của giá cao nhất trong phiên giao dịch.
- Bóng nến dưới: Là đáy của giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
Ngoài ra, nến Nhật còn được biểu thị dưới 2 màu xanh – đỏ. Mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
- Nến xanh (nến tăng điểm): Giá mở cửa nhỏ hơn giá đóng cửa - giá tăng.
- Nến đỏ (nến giảm điểm): Giá mở cửa lớn hơn giá đóng cửa - giá giảm.
3. Ý nghĩa của nến Nhật
Mô hình nến nhật thể hiện được hành vi giá của phe mua và phe bán trên thị trường. Khi phân tích mô hình này sẽ cho chúng ta biết được phe mua hay phe bán đang chiếm ưu thế. Cụ thể như sau:
– Nếu thấy thân nến xanh dài chứng tỏ phe mua đang áp đảo và ngược lại nếu thấy thân nến đỏ dài là phe bán đang chiếm ưu thế. Thân nến càng dài chứng tỏ áp lực mua bán càng lớn.
– Bóng nến trên và dưới thể hiện được biến động của giá trong một phiên giao dịch.
Nếu một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn thì nó thể hiện phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao nhưng vì lý do gì đó, phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Nếu một cây nến có bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn thì nó thể hiện phe bán kiểm soát thị trường và đẩy giá giảm xuống nhưng vì lý do gì đó thì phe mua đã nhảy vào và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Nếu bóng nến trên và bóng nến dưới đều dài bằng nhau và thân nến ngắn biểu hiện một sự thiếu quyết đoán của cả hai bên cung và cầu. Thân nến ngắn chứng tỏ rằng có sự chênh lệch ít giữa giá mở và giá đóng cửa, và bóng nến trên và dưới tương đương nhau cho thấy cả cả phe mua và phe bán đều xuất hiện trong phiên nhưng chưa bên nào chiếm được ưu thế.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận