Tản mạn về vàng!
Vàng là thước đo cho rất nhiều thứ như:
Khi nói đến 1 thứ gì đó quý giá người ta nói "Quý như vàng".
Khi nói về một khoản đầu tư hay một dự án kinh doanh tạo tiền tốt người ta nói "Con gà đẻ trứng vàng"
...
Vậy vàng quý ở đâu?
1. Vàng được coi là thứ giữ giá trị rất tốt, là thứ các NHTW dự trữ nhiều nhất và là thước đo chuẩn mực của nhiều vấn đề khác.
2. Vàng gần như là thứ hiếm hoi duy nhất có giá trị bất kể thời kỳ nào, đặc biệt thời kỳ chiến tranh, khủng hoảng, trong khi mọi thứ khác mất giá thì vàng lại càng có giá trị hơn.
3. Vàng 999 làm trang sức vừa đẹp, sang lại tăng giá trị theo thời gian ...
Nhưng vàng có phải là thần thánh?
Không, về mặt tăng giá thì Vàng xếp sau BĐS và cổ phiếu trong mấy trăm năm qua, sinh lời kênh vàng ở mức trung bình; Giữ vàng cũng khá rủi ro về mặt an toàn, an ninh.
Vậy ứng xử như thế nào với vàng là hợp lý?
1. Vàng không thể thiếu trong phân bổ tháp tài sản của mỗi người mỗi gia đình.
2. Hãy nắm giữ vàng "ĐÚNG VAI TRÒ" đó là tài sản dự trữ để phòng ngừa những biến cố điên rồ có thể xảy ra.
3. Không nên coi vàng là nơi đầu cơ ăn sổi, vì giá mua và bán vàng ở Việt Nam chênh rất lớn khoảng 2-4%, như vậy chi phí mua bán đầu cơ quá cao và dữ liệu cho thấy mỗi khi giá vàng biến động mạnh thì người thiệt là nhà đầu cơ, người hưởng lợi là chủ cửa hàng vàng vì họ nới rộng giữa giá bán và giá mua thậm chí lên 5%.
4. Không nên kỳ vọng vàng sẽ luôn tăng giá mạnh phi mã, giai đoạn 2023-2024 chỉ là hiếm hoi trong lịch sự mà thôi, giá vàng cũng không phải chỉ có tăng, ví dụ giá vàng từ tháng 8/2011 đến tháng 11/2015 giá vàng giảm 43% sau hơn 4 năm theo đô la. Vì thế mà coi vàng tăng giá mãi đu theo giá cao có lúc sẽ bị trả giá đắt.
Nên phân bổ bao nhiêu % tài sản vào vàng?
1. Phân bổ phụ thuộc vào sự ổn định của chính trị, kinh tế và xã hội trong tương lai. Càng rủi ro cao và bất ổn thì nên phân bổ nhiều hơn và ngược lại.
2. Phân bổ còn phụ thuộc vào quy mô tài sản mỗi gia đình, nếu càng nhiều tài sản thì tỷ lệ phân bổ thấp đi, ngược lại nếu tài sản chưa quá lớn có thể phân bổ nhiều hơn. Ngoài ra phân bổ còn phụ thuộc vào tính chất rủi ro của các tài sản còn lại khác. Ngoài ra nữa còn phụ thuộc vào tính cách khẩu vị rủi ro mỗi người mỗi gia đình.
3. Thông thường nên phân bổ từ 5% - 15% vào vàng.
Cuối cùng trong quản lý tài sản cần nhất là tính "PHÙ HỢP" và với vàng cần "ĐẶT VÀNG ĐÚNG VỊ TRÍ".
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường