Tại sao tháng ba tiền bắt đầu khó kiếm?
Một sự kiện thị trường lớn vào đầu năm 2024 sẽ đến khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đưa ra quyết định về việc có nên chấm dứt gói cứu trợ Bank Term Funding Program (BTFP) của mình vào ngày 11/03 hay không khi một số quan chức cấp cao của Fed gần đây đã báo hiệu rằng họ có khả năng sẽ làm như vậy.
1. Bank Term Funding Program (BTFP) là gì?
Đặc biệt, gói cứu trợ BTFP sẽ cung cấp khoản vay cho các ngân hàng dựa trên mệnh giá, chứ không phải giá trị thị trường, của chứng khoán chính phủ cầm cố. Nếu không có nó, các ngân hàng cỡ vừa và nhỏ của Mỹ có thể gặp khó khăn hơn trong việc tăng lợi nhuận trong năm 2023.
Để đủ điều kiện nhận gói cứu trợ, tài sản thế chấp phải “thuộc sở hữu của người đi vay kể từ ngày 12 tháng 3 năm 2023”. Vì vậy, các ngân hàng không thể mua chứng khoán theo giá thị trường (đang bị bán tháo vào thời điểm đó) và dùng chúng làm tài sản thế chấp bằng mệnh giá.
2. Thực chất BTFP đang bị lợi dụng
Mặc dù BTFP được tạo ra nhằm mục đích cấp cứu thanh khoản hệ thống ngân hàng trong ngắn hạn tuy nhiên chương trình tài trợ không còn là cứu cánh cho rủi ro hệ thống nữa. Thay vào đó, đó là một cơ hội chênh lệch giá và giúp các ngân hàng không phải thông qua cửa sổ chiết khấu1 với lãi suất cao hơn. Gần đây, Fed đã yêu cầu các ngân hàng sẵn sàng sử dụng cửa sổ chiết khấu khi bị căng thẳng. Nhưng khó có khả năng các ngân hàng sẽ “tự giác” chừng nào BTFP còn mở.
=========
1. Cửa sổ chiết khấu (Discount Window) là một công cụ cho vay của ngân hàng Trung ương nhằm giúp các ngân hàng thương mại giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn. Tại Mỹ, các ngân hàng không thể vay từ các ngân hàng khác thì có thể vay trực tiếp từ cửa sổ chiết khấu của Fed với mức lãi suất chiết khấu Liên bang được niêm yết trên trang chủ của Fed.
=========
Đó là bởi vì chương trình BTFP tính phí cấp vốn cho các ngân hàng ít hơn – 4.89% tính đến ngày 10/01 – so với 5.5% của cửa sổ chiết khấu. Các ngân hàng vay từ BTFP và gửi tiền trở lại Fed dưới dạng dự trữ, mỗi ngân hàng sẽ kiếm được mức chênh lệch 0.51 btps trong cả hai chiều, một nguồn lợi nhuận phi rủi ro đáng kể. Không có gì ngạc nhiên khi tính đến ngày 03/01, dư nợ cho vay của BTFP đã ở mức kỷ lục $141.2 tỷ, nhưng tất cả số tiền ngân hàng gửi tại Fed này đều là tiền từ nền kinh tế Mỹ.
3. Liệu Fed có tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng sau ngày 11/03?
Michael Barr, phó chủ tịch phụ trách giám sát ngân hàng của Fed, đã chỉ ra rằng điều đó khó có thể xảy ra, đồng thời ông cho biết rằng BTFP “thực sự được tạo ra như một chương trình khẩn cấp”. Việc gia hạn cũng sẽ cần có sự chấp thuận của Kho bạc Hoa Kỳ.
Fed không muốn bị lợi dụng – như Barr gợi ý, điều đó có nghĩa BTFP chỉ như một biện pháp hỗ trợ mang tính ngắn hạn để ngăn chặn một cuộc sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Nhưng nếu Fed phải “tài trợ” cho khả năng sinh lời của các ngân hàng thì điều đó có vẻ vừa không cần thiết vừa không mong muốn!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận