Tại sao dù thừa vắc xin Covid-19, Mỹ cũng khó hỗ trợ cho nước khác?
Khi mà quá trình tiêm vắc xin Covid-19 tại Mỹ chậm lại và nguồn cung vắc xin thừa ngày một nhiều, Mỹ đang đứng giữa ngã tư đường về y tế, đạo đức và ngoại giao.
Mỹ đứng đầu thế giới về việc mua gom vắc xin công nghệ RNA, loại vắc xin này cho đến nay đã được chứng minh có hiệu quả chống lại Covid-19. Giờ đây, Mỹ lại đang dẫn đầu thế giới về việc không sử dụng đến vắc xin Covid-19.
Theo số liệu được kiểm tra và tính toán bởi Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hiện đang có hơn 27 triệu liều vắc xin Covid-19 của Moderna và 35 triệu liều vắc xin Covid-19 của Pfizer mà nước Mỹ đang không sử dụng đến. Nhiều chuyên gia y tế công cộng kêu gọi nước Mỹ trữ vắc xin Covid-19 trong đá khô và chuyển đến những nơi mà dịch đang bùng phát như Ấn Độ.
Giáo sư ngành y tại đại học University of California, bà Monica Gandhi, nhận xét: “Bạn đang chứng kiến tình trạng nhu cầu ở đây quá thừa thãi và có quá nhiều vắc xin Covid-19 thừa”. Bà đã viết thư đến rất nhiều đồng nghiệp đề nghị cùng kêu gọi vận chuyển vắc xin Covid-19 không sử dụng đến sang Ấn Độ.
Khi mà quá trình tiêm vắc xin Covid-19 tại Mỹ chậm lại và nguồn cung vắc xin thừa ngày một nhiều, Mỹ đang đứng giữa ngã tư đường về y tế, đạo đức và ngoại giao. Trung Quốc đang xuất khẩu vắc xin Covid-19 nhiều hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới, hình ảnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc với quốc tế ngày được nâng lên một cầm cao mới.
Trong bối cảnh này, liệu nước Mỹ có nên tiếp tục mua và phân phối hàng triệu liều vắc xin MRNA mỗi tuần để phục vụ cho những người không vội vàng muốn được tiêm vắc xin Covid-19 hoặc người thuộc nhóm rủi ro mắc bệnh thấp? Liệu nước Mỹ có nên gom lại những liều vắc xin Covid-19 mà nước này không sử dụng để gửi đến các nước đang cần nó?
Tuy nhiên, điều mà nhìn ngoài dường như là đơn giản theo cách đóng gói và gửi đi thực ra không hề dễ làm và phức tạp hơn suy nghĩ của nhiều người. Hiện tại, chẳng có dự trữ vắc xin Covid-19 quy mô hàng chục triệu liều nào sẵn sàng được vận chuyển đi. Phần lớn vắc xin Covid-19 không được sử dụng của Mỹ được rải ra khắp hàng chục địa điểm: kho dự trữ của nhà nước, các hiệu thuốc địa phương, các điểm tiêm vắc xin Covid-19 và nhiều địa điểm khác. Việc tập hợp chúng lại và gửi ra ngoài đất nước rất khó và nó ảnh hưởng đến nguồn lực của nước Mỹ.
Pfizer hiện cũng đang gửi một số lượng nhất định vắc xin Covid-19 được sản xuất tại Mỹ ra nước ngoài. Ngoài ra, hàng triệu liều vắc xin Covid-19 từ Johnson & Johnson và AstraZeneca Plc dự kiến cũng sẽ được xuất ra nước ngoài trong những tuần và tháng tới, ngày cụ thể không được công bố rõ ràng.
Thế nhưng khi mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang rút bớt đi quy định bắt buộc đeo khẩu trang, một phần để những người không chịu tiêm vắc xin phải chịu làm như vậy, không có dấu hiệu nào cho thấy chiến lược đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19 dồi dào tại nội địa Mỹ sẽ sớm thay đổi.
Tư vấn cao cấp của nhóm phản ứng nhanh với đại dịch Covid-19, ông Andy Slavitt, nói với phóng viên trong tuần này: “Khi bạn đang chiến thắng, bạn sẽ muốn làm mọi chuyện nhanh hơn nữa”. Mục tiêu của nước Mỹ là hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho khoảng 70% người trưởng thành trước ngày 4/7/2021.
Trong số các loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng trên toàn cầu, vắc xin hai liều công nghệ mRNA đã chứng minh được tính hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên loại vắc xin Covid-19 này khó vận chuyển và chủ yếu được các nước giàu mua gom.
Nó đã trở thành loại vắc xin được người Mỹ ưa thích bởi nó dễ mua và có tính ưu việt vượt trội. Vắc xin Covid-19 của Pfizer cũng đã được chấp thuận để tiêm cho người trong độ tuổi từ 12 đến 15. Vắc xin Covid-19 này dự kiến sẽ tiếp tục được tiêm cho đối tượng người trẻ này, chính vì vậy nguồn cung vắc xin Covid-19 cho các nước khác còn hạn chế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận