24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thúy Quỳnh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tài sản 'vua thép' Trần Đình Long 'bốc hơi' gần 63% trong nửa năm

Theo số liệu thống kê tài sản theo thời gian thực của Forbes, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát từ vị trí người giàu thứ 2 Việt Nam hồi tháng 4 đã tụt xuống vị trí thứ 7 khi tài sản giảm từ 3,2 tỷ USD xuống chỉ còn 1,2 tỷ USD.

Tính theo tỷ lệ giảm, tài sản ông Long đã "bốc hơi" gần 63% giá trị trong hơn 6 tháng qua. Đối với các tỷ phú khác, mức sụt giảm khoảng 35%, còn riêng tài sản ông Trần Bá Dương chỉ giảm 13%.

Tài sản của ông Long giảm mạnh trong năm 2022, đặc biệt kể từ sau Đại hội cổ đông thường niên của công ty. Khi đó, Chủ tịch Trần Đình Long từng dùng từ "thê thảm" để nói về hoạt động kinh doanh của Hòa Phát nói riêng và ngành thép nói chung.

Trong quý 3/2022, Hòa Phát ghi nhận lỗ sau thuế gần 1,8 nghìn tỷ đồng – quý lỗ ròng đầu tiên của tập đoàn kể từ năm 2008 và quý lỗ sâu nhất trong lịch sử công ty. Cổ phiếu HPG của tập đoàn giảm mạnh và hiện đang ở mức thấp nhất trong 2 năm, khiến giá trị tài sản của ông Long bốc hơi 2 tỷ USD.

Các doanh nghiệp khác trong ngành thép phần lớn cũng đều thua lỗ trong bối cảnh giá thép giảm, tiêu thụ giảm, tồn kho tăng cao. Được biết, nhiều doanh nghiệp sản xuất thép đã phải dừng nhà máy, cho công nhận nghỉ việc luân phiên.

Nguyên nhân khiến ngành thép "thê thảm" xuất phát từ nhiều yếu tố. Trong nước, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn khi tín dụng siết chặt còn tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thép đang ở mức rất thấp.

Trên thế giới, căng thẳng giữa Nga - Ukraine, chính sách zero Covid của Trung Quốc và lạm phát tăng cao cũng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm sâu và giá thép đi xuống. Trong khi giá thép giảm, giá các nguyên liệu để làm ra thép lại tăng cao, đặc biệt là giá than cao gấp 3 lần.

Theo dự báo của các công ty chứng khoán, triển vọng ngành thép vẫn sẽ u ám trong những tháng cuối năm, khi Trung Quốc duy trì mặt bằng thấp do nhu cầu chưa hồi phục, trong khi các doanh nghiệp sản xuất cần giải phóng lượng lớn hàng tồn kho hiện hữu. Yếu tố tích cực là giá nguyên nhiên vật liệu giảm về cuối năm sẽ hỗ trợ quá trình giảm giá bán.

Ông Long là tỷ phú Việt Nam “nghèo đi” nhiều nhất trong năm nay, nhưng các tỷ phú khác cũng chứng kiến khối tài sản của mình giảm đáng kể. Tổng giá trị tài sản ròng của 7 tỷ phú Việt Nam giảm 39% kể từ tháng 4 xuống còn 12,9 tỷ USD.

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn là người giàu nhất cả nước, mặc dù có giá trị tài sản ròng giảm 37% xuống còn 3,9 tỷ USD. Xếp sau là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Chủ tịch Tập đoàn Sovico và CEO hãng hàng không Vietjet Air – với giá trị tài sản 2 tỷ USD.

Các tỷ phú khác bao gồm Chủ tịch Tập đoàn NovaGroup Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.30 +0.20 (+0.77%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả