Tài khóa - Tiền tệ Trung Quốc và cơ hội tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Động thái hỗ trợ kinh tế ở cả hai mặt tài khóa và tiền tệ của Bắc Kinh để tháo gỡ tiêu cực kinh tế hậu Covid-19, đang tác động tích cực tới tăng trưởng GDP nước này, và Việt Nam cũng hưởng lợi.
Bên cạnh sự hưởng lợi về tăng trưởng xuất khẩu, du lịch và tác động tăng trưởng kinh tế, đây cũng là cơ hội tăng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khi tỷ giá hạ nhiệt.
Trung Quốc có tầm ảnh hưởng với tư cách là một đối tác thương mại lớn của nhiều quốc gia khác và vai trò đặc biệt lớn của nước này trong thương mại hàng hóa toàn cầu, do đó với chính sách kết thúc zero Covid và mở rộng tài khóa - tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng GDP, cũng đang tác động tới nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam
Trong 3 năm qua, kể từ Covid bùng phát 2020, Bắc Kinh đã thực hiện chính sách đóng cửa Zero Covid cực kỳ hà khắc. Tích cực mà nói thì việc đóng cửa này đã giúp Trung Quốc phần nào tránh được cơn bão lạm phát hiện nay. Tuy nhiên, hậu quả để lại lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng không nhỏ, được minh chứng rõ ràng khi tăng trưởng GDP cả 4 quý trong năm qua đều dưới 5% (thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 8% trước đây).
Động thái hỗ trợ kinh tế ở cả hai mặt tài khóa và tiền tệ
Trước triển vọng kinh tế tiêu cực, Bắc Kinh đã có các động thái hỗ trợ kinh tế.
Ngoài việc cắt giảm giải suất LPR, Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc còn tiếp tục tăng thanh khoản cho hệ thống thông qua việc bơm 31 tỷ USD qua công cụ vay trung hạn (MLF) với thời hạn 1 năm cùng lãi suất 2,85%.
Sơ lược về hỗ trợ chính sách của Trung Quốc, chúng tôi cho rằng chính sách tiền tệ của Trung Quốc hiện nay thả lỏng rất nhiều với việc liên tục bơm thanh khoản cũng như giữ mức lãi suất LPR ở mức thấp nhất trong 4 năm qua. Điều này một lần nữa khẳng định ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là kích cầu từ tiêu dùng tiêu dùng cho đến đầu tư.
Tất nhiên, vì nền kinh tế chỉ mới bắt đầu mở cửa và chính sách tiền tệ thường có độ trễ nhất định. Nên chính sách tài khoá sẽ được triển khai vô cùng thận trọng, tránh tình trạng mở rộng nền kinh tế quá mức kiểm soát.
Mặc dù tăng trưởng GDP tốt hơn so dự phóng của thị trường, khẳng định rõ ràng hướng đi hiện tại của Bắc Kinh hiện tại là đang đúng (dù chỉ một phần qua việc kích cầu rất mạnh ở tiêu dùng). Tuy nhiên chúng tôi nhận định cần có thêm thời gian để có thể đánh giá chính xác hiệu quả thật sự lẫn tính bền vững của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, vì các lý do sau:
Ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam
Với vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đối tác thương mại hàng đầu của nước ta, việc Trung Quốc mở cửa đang và sẽ đem lại các hệ quả sau:
Lạm phát toàn cầu: việc Trung Quốc Mở cửa sẽ có hai ảnh hưởng lớn đến lạm phát ở cả 2 chiều: Đó là tiêu dùng bùng nổ gia tăng lạm phát. Cùng với đó là chuỗi cung ứng hồi phục, giúp giảm chi phí đầu vào, từ đó kéo giá hàng hóa lẫn lạm phát xuống. Chúng tôi đánh giá tác động từ chuỗi cung ứng hồi phục lên lạm phát sẽ mạnh hơn tác động từ tiêu dùng, ảnh hưởng tích cực lên vĩ mô toàn cầu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam (nông nghiệp, thủy sản) sẽ là nhóm đầu tiên hưởng lợi trong ngắn hạn với việc bùng nổ tiêu dùng sau khi phá lockdown của Trung Quốc. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta (may mặc, gia dụng) sẽ phải cạnh tranh khốc liệt về giá với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Dịch vụ - Du lịch: một trong các ảnh hưởng lớn nhất của việc Trung Quốc mở cửa đối với nền kinh tế nước ta sẽ là ở mảng du lịch. Trong Quý 1/2023, lượng khách du lịch Trung Quốc vào nước ta đã gấp đôi cả năm 2022 bất chấp các đường bay chỉ mới được khai thác trở lại mới đây lẫn thủ tục xin visa du lịch vào nước ta vẫn còn khó khăn.
Cơ hội tăng mạnh ngoại hối: Với việc nhà nước đã nới lỏng chính sách xin visa du lịch từ 15/3, đồng thời các chặng bay Việt Nam – Trung Quốc sẽ dần được khai thác hết công suất. Chúng tôi dự kiến lượng khách du lịch TQ vào nước ta sẽ tăng mạnh vào giai đoạn cuối năm 2023, thúc đẩy GDP lẫn tăng dự trữ ngoại hối (theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, từ đầu năm đến nay NHNN đã mua vào khoảng 4 tỉ USD).
Sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc được chúng tôi đánh giá sẽ càng đẩy mạnh tốc độ phục hồi của dự trữ ngoại hối Việt Nam trong thời kỳ tỷ giá USD hạ nhiệt.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường