“Sức bật” cổ phiếu REE còn lớn?
Dù vẫn đối mặt với một số thách thức, nhưng cổ phiếu của Công ty CP Cơ điện lạnh (HoSE: REE) được kỳ vọng vẫn còn động lực tăng giá trong ngắn và trung hạn.
Theo báo cáo tài chính quý 2/2020, REE ghi nhận doanh thu đạt gần 1.290 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mảng cơ điện lạnh M&E giảm 7% do tác động của dịch bệnh, dẫn đến đình trệ các dự án bất động sản và hoạt động cung cấp lắp đặt thiết bị điện.
Trong khi đó, doanh thu từ cho thuê văn phòng đạt 247 tỷ đồng và doanh thu từ hạ tầng điện nước đạt 302 tỷ đồng, tăng lần lượt 10% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ tòa nhà Etown 5 đi vào hoạt động từ quý 4/2019 với tỷ lệ lấp đầy 95%, nên toàn bộ doanh thu được ghi nhận trong quý 2/2020, và sản lượng nhiệt điện tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động liên doanh liên kết của doanh nghiệp này chỉ đạt hơn 176 tỷ đồng, giảm mạnh 17% so với cùng kỳ năm ngoái do tình hình thủy văn không thuận lợi, khiến lợi nhuận các công ty liên doanh liên kết giảm mạnh.
Trong quý 2/2020, REE cũng không ghi nhận hoàn nhập dự phòng lớn như cùng kỳ năm ngoái, khiến chi phí tài chính tăng mạnh lên mức 93 tỷ đồng, tăng 181% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, lợi nhuận sau thuế quý 2/2020 của REE chỉ đạt 374 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, REE ghi nhận doanh thu hơn 2.470 tỷ đồng, tăng 5,7% và hơn 681 tỷ đồng, giảm gần 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, REE hoàn thành gần 40% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Với kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm nay và triển vọng thời gian tới, đặc biệt điều kiện thủy văn thuận lợi hơn trong 6 tháng cuối 2020, BSC nhận định lợi nhuận ròng cả năm 2020 của REE ước đạt 1.641 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019.
Tuy nhiên, REE đang đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, chu kỳ Elnino kéo dài hơn so với dự kiến có thể làm lợi nhuận của thủy điện của REE thấp hơn so với mức dự báo. Nếu lợi nhuận của mảng thủy điện năm 2020 giảm 10% so với năm 2019, lãi ròng của REE giảm 110 tỷ đồng so với dự báo năm 2020 của BSC, tuy nhiên điều này chỉ làm giảm định giá REE khoảng 300 đồng/cp.
Lợi nhuận ròng năm 2021 của REE được kỳ MBS dự phóng cải thiện mạnh 26% so với năm 2020, đóng góp chủ yếu từ mức tăng trưởng lợi nhuận 60% từ danh mục điện nước. Trong đó, nhóm thủy điện có thể sẽ phục hồi mạnh dưới tác động tích cực của tình hình thời tiết mang tính chu kỳ tại Việt Nam với 2 năm mưa và 2 năm hạn xen kẽ. Bên cạnh đó, nhóm điện còn ghi nhận thêm lợi nhuận từ dự án điện mặt trời Thác Mơ và dự án thủy điện Thượng Kon Tum (vận hành từ tháng 8/2020, kỳ vọng bắt đầu đem lại lợi nhuận từ năm 2021). Trong đó, dự án điện mặt trời Thác Mơ 50 MWp của TMP (REE sở hữu 42,6%) tạo ra lợi nhuận ròng bình quân 68 tỷ đồng/năm trong vòng đời 20 năm bắt đầu từ 2021.
Dự án điện mặt trời Thác Mơ 50 MWp của TMP (REE sở hữu 42,6%) tạo ra lợi nhuận ròng bình quân 68 tỷ đồng/năm trong vòng đời 20 năm bắt đầu từ 2021.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/8, cổ phiếu REE đóng cửa ở mức 35.300 đồng/cp. Trong vòng một tháng qua, cổ phiếu này chỉ tăng 6,81% với khối lượng giao dịch bình quân khoảng hơn 493.000 đơn vị được khớp lệnh.
Nhiều chuyên giá cho rằng, cổ phiếu REE được kỳ vọng vẫn còn tiếp tục tăng trong ngắn và trung hạn, dựa trên cơ sở hoạt động cho thuê văn phòng trở thành động lực tăng trưởng chính cho doanh nghiệp này với tỷ suất lợi nhuận cao. Ngoài ra, REE đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực điện, nước, sẽ góp phần tạo nguồn thu ổn định và lâu dài, đặc biệt triển vọng từ dự án điện mặt trời Thác Mơ. Trong ngắn hạn, nếu vượt qua 37.000đ/cp, cổ phiếu REE mới có thể tiếp tục tăng và thách thức vùng 40.000đ/cp. Ngược lại, cổ phiếu này sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh, tích lũy trước khi tăng trở lại.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận