menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ninh Nguyễn Pro

STB: Xử lý nợ xấu tốt sẽ là bệ phóng lợi nhuận cho trong thời gian tới.

Việc thu hồi được rất nhiều nợ xấu, giúp ngân hàng có thêm nguồn tiền, giảm đi đáng kể số tài sản không sinh lợi. Nguồn vốn thu được tiếp tục quay vòng tái hoạt động sẽ tạo ra thặng dư lợi nhuận. Từ đó tăng đòn bẩy lợi nhuận cho ngân hàng rất cao trong giai đoạn này

stb-voi-gia-lai-moc-themnga-c1a141901.html">Xem phân tích phần 1 tại đây

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao

Trong giai đoạn bắt đầu vào tái cơ cấu, thị trường huy động vốn rất khốc liệt với sự cạnh tranh lãi suất, ưu đãi từ các nhà băng lớn nhỏ. Thế nhưng, với nhận diện thương hiệu mạnh, và chiếm được niềm tin của khách hàng, STB đã cho thấy điểm mạnh của mình rõ rệt.

Mức huy động vốn tăng trưởng tốt qua từng năm, giúp ngân hàng ổn định tăng trưởng, thanh khoản hệ thống được đảm bảo dồi dào.

STB: Xử lý nợ xấu tốt sẽ là bệ phóng lợi nhuận cho trong thời gian tới.

Nguồn: BCTC Sacombank

Duy trì được nguồn vốn đầu vào tốt, STB có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng. Trong 3 năm qua, STB luôn duy trì tăng trưởng tín dụng được coi là cao hơn toàn ngành, 2019 mức tăng trưởng tín dụng là 15,4% cao hơn 13% so với toàn hệ thống. Thực ra, với dư địa của STB thì ngân hàng có khả năng đẩy mạnh hơn rất nhiều, tuy nhiên trong đề án tái cơ cấu được NHNN phê duyệt thì mức tăng trưởng tín dụng của STB được duy trì room phù hợp với tình hình hoạt động.

Tỷ lệ cho vay/huy động ( LDR ) của STB đang tăng đều đặn qua các năm, năm 2017 tỷ lệ này chỉ đạt 68,5%, đến năm 2018 tỷ lệ này đã vọt lên 72%, và trong 2019 là 73,5%. Dư địa của tỷ lệ này còn rất lớn, theo quy định mới tất cả các ngân hàng tư nhân và quốc doanh sẽ cùng chung mức 85% áp dụng trong năm nay. Trong khi các nhà băng khác đã vượt trần, hoặc gần lấp đầy thì toàn hệ thống hiện có STB và VCB là 2 ngân hàng vẫn còn dư địa tăng lớn.

Nguồn thu lớn nhất của ngân hàng chính là lãi từ hoạt động tín dụng, đây là nồi cơm sinh lời chủ yếu cho hoạt động ngân hàng. Khi mà chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN vẫn được duy trì, hạn mức toàn ngành cao thì các ngân hàng có dư địa LDR lớn sẽ trực tiếp hưởng lợi nhất theo chính sách.

Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận dưới đây sẽ thấy rõ hơn điều này

STB: Xử lý nợ xấu tốt sẽ là bệ phóng lợi nhuận cho trong thời gian tới.

Mặc dù phải trích lập rất nhiều để xử lý số nợ xấu khổng lồ, nhưng ngân hàng vẫn cho thấy khả năng sinh lời tốt vốn có, với mức lợi nhuận trước thuế tăng trưởng rất cao. Năm 2019, LNTT tăng trưởng 43% so với năm trước, đạt 3217 tỷ đồng. Năm 2018 mức tăng trưởng cũng đạt gần 51%. Nhờ đó EPS cũng được tăng theo cấp số nhân, EPS 2018 tăng trưởng 40% so với 2017, còn 2019 thì EPS có mức tăng trưởng 74%, một con số rất lớn.

Điều quan trọng đối với cổ đông là lợi nhuận trên cổ phần (EPS), việc tăng tỷ số này giúp cổ đông gia tăng thêm rất nhiều lợi ích mà mình nắm giữ. Nhiều ngân hàng trong các năm vừa qua tuy tăng được lợi nhuận cao, nhưng vì tốc độ tăng vốn phát hành quá lớn khiến EPS không tăng hoặc đi thụt lùi. Điều này STB có được là trong vòng 5 năm vừa qua, nhà băng không tăng một đồng vốn điều lệ nào.

EPS tăng mạnh, và dự báo duy trì trong nhiều năm liên tục sẽ là đòn bẩy rất lớn tác động trực tiếp đến giá cổ phiếu. Gía cổ phiếu được kỳ vọng nhiều hơn khi mà lợi ích trên một cổ phần được gia tăng mạnh mẽ. Điều này là điểm nhấn khác biệt của STB so với các ngân hàng khác ở thời điểm hiện tại mà TEAM16 nhấn mạnh.

Tình hình nợ xấu hiện tại của STB

Tỷ lệ nợ xấu trong các năm qua liên tục giảm theo chiều hướng tốt, nợ xấu nội bảng cuối năm 2017 là 4,67%, đã giảm mạnh về mức 2,2% hồi cuối năm 2018, đến nay chỉ còn còn 1,93% vào cuối 2019. Nợ xấu nội bảng được kiểm soát về dưới 2% thể hiện một sợ nỗ lực rất mạnh mẽ của ban lãnh đạo ngân hàng.

Trong năm 2017, STB đã xử lý được hơn 19 ngàn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó bao gồm thanh lí tài sản nhận cấn trừ nợ gần 2.800 tỉ đồng; bán nợ theo giá thị trường 2.600 tỉ đồng; tự xử lí, thu hồi nợ xấu và các khoản phải thu được hơn 14.200 tỉ đồng. Trong hai năm 2018 và 2019 con số này là hơn 20 ngàn.

Tính từ thời chủ tịch Dương Công Minh lên nắm quyền, STB đã xử lý được 39,6 ngàn tỷ đồng nợ xấu, vượt tiến độ so với đề án NHNN phê duyệt.

Trước thời điểm NHNN phê duyệt đề án tái cơ cấu, tổng số nợ xấu cả nội bảng và ngoại bảng của STB khoảng 60 ngàn tỷ. Hiện tại STB vẫn còn khoảng hơn 20 ngàn tỷ nợ xấu cũ. Nếu tính cả nợ mới, theo đối chiếu số liệu trên BCTC quý IV/2019 và số dư trái phiếu đặc biệt bên VAMC thì tổng nợ xấu của STB là 33 ngàn tỷ, giảm rất nhiều so với thời điểm đầu 2018.

ð Theo đó, TEAM16 nhận thấy đề án tái cơ cấu xác định trong 10 năm nhưng có thể rút ngắn xuống còn từ 3 - 5 năm. Rút ngắn được chặng đường gian nan đi rất nhiều, và hiện tại STB đã đi qua được 3 năm. Tiến trình tái cơ cấu của STB thành công, sớm đưa nhà băng trở lại vị thế là ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, đứng trong TOP đầu nhóm ngân hàng tư nhân.

Việc xử lý được khối nợ xấu có thể nói là 1 mũi tên trúng 2 đích:

- Thứ nhất, giảm nợ xấu sẽ giảm mức trích lập dự phòng hằng năm. Theo đề án được NHNN phê duyệt thì với hơn 60 ngàn tỷ nợ xấu mà đa phần ở nợ nhóm 5, được STB xử lý trong vòng 10 năm, giả sử mức trích lập cho khoản nợ xấu này trong giai đoạn đầu là bình quân 6 ngàn tỷ/năm, thì chứng tỏ lợi nhuận thực tế mà ngân hàng tạo ra trên dưới 10 ngàn tỷ năm 2019, không thua kém bất cứ một nhà băng tầm trung nào.

- Thứ hai, thu hồi được rất nhiều nợ xấu, giúp ngân hàng có thêm nguồn tiền, giảm đi đáng kể số tài sản không sinh lợi. Nguồn vốn thu được tiếp tục quay vòng tái hoạt động sẽ tạo ra thặng dư lợi nhuận. Từ đó tăng đòn bẩy lợi nhuận cho ngân hàng rất cao trong giai đoạn này

Xử lý nợ xấu tốt sẽ là bệ phóng lợi nhuận cho STB trong thời gian tới.

Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Team 16. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: TEAM16 - Cộng sự đầu tư chứng khoán. SĐT: 096 969 8436. Hoặc truy cập tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ninh Nguyễn Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại