menu
Sống sót qua khủng hoảng 2023 - 2024
Phan Hải Invest Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Sống sót qua khủng hoảng 2023 - 2024

Khủng Hoảng xảy ra như một sự điều chỉnh tự nhiên của thị trường.


Để thanh lọc những cá nhân và tập thể doanh nghiệp yếu kém ra khỏi cuộc chơi.

Những '' Kẻ " sống sót khi cơn bão táp qua đi, Sẽ là những cá nhân tiên phong kéo nền kinh tế đi lên bắt đầu một chu ký phát triển mới.

2023 - 2024 Thời Đại Của Lạm Phát

Cho nên, Đây sẽ là cơ hội đổi đời cho những ai biết nắm bắt.

Cuộc suy thoái kinh tế (economic recession) toàn cầu 2007-2008 là một cuộc khủng hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.

Nguyên nhân: Bong bóng bất động sản cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

Sống sót qua khủng hoảng 2023 - 2024

Khủng hoảng lần này hoàn toàn khác với những cuộc khủng hoảng lần trước.

Bắt đầu từ năm 2016 Fed bắt đầu nâng lãi suất để thu lại lượng tiền đã bơm từ 2009 đến 2014

( Giai đoạn phục hổi sau đổ vỡ ).

Cho tới 2019 thì lãi suất đã lên cao và bắt đầu gây bất ổn trong nền kinh tế, tuy nhiên việc FED nâng lãi suất vẫn chưa đủ để hút lại lượng tiền đã bơm ra.

Tuy nhiên 2020 xảy ra covid 19, FED đã phải bơm lượng tiền cực lớn ra thị trường để cứu vãn nền kinh tế và hỗ trợ cho người dân, kết hợp với lượng tiền bơm ra và sự khan hiếm hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến lạm phát phi mã. FED lại phải nâng lãi suất mạnh mẽ. Điều này lại gây phình to cung tiền và tác động xấu to lớn với nền kinh tế.

Đỉnh điểm là chiến tranh ukraine và nga bằng các nghiệp vụ và chính sách cấm vận Nga Các ngân hàng Thụy Sỹ và nhiều ngân hàng của Châu Âu, Mỹ đã ĐÓNG BĂNG các tài khoản của Nga. Và từ đây niềm tin của những người gửi tiền vào ngân hàng Châu Âu, Mỹ và Thụy Sỹ đã sụp đổ.

Chúng ta có thể nhìn thấy sự rút vốn ròng khỏi các ngân hàng, quỹ đầu tư đến từ giới Ả Rập, Trung Quốc, Ấn Độ.... (sự sụp đổ Credit Suisse là hệ quả) Nếu hiểu nghiệp vụ ngân hàng, tổ chức tín dụng chúng ta hiểu vấn đề là sao.

Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiếu khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hoạch toán kinh tế, nhằm mục đích là có lợi nhuận.

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

Nếu như ngân hàng nhận 1000 tỷ tiền gửi, thì họ có thể tạo ra khoản vay 10.000 tỷ. Và nếu khách hàng rút 1000 tỷ thì họ sẽ phải tất toán các khoản vay 10.000 tỷ. Điều này sẽ dẫn tới việc bán tài sản trên khắp thế giới gây giảm giá tài sản nhanh chóng, các ngân hàng sẽ lỗ chồng lỗ không thể có đủ tiền để thanh toán cho khách hàng.

Nếu như các khủng hoảng trước thì chỉ cần tạo bơm tiền, tạo lại niềm tin cho khách hàng về nền kinh tế thì khách hàng sẽ ngừng rút tiền.

Nếu như bơm tiền để trả được nợ cho các khách hàng thì phải bơm cực kỳ nhiều tiền và điều này sẽ làm giảm giá trị của USD, đồng thời lạm phát sẽ phi mã.

Credit Suisse mới chỉ là một chiếc lá rơi xuống vào mùa thu. Con đường khủng hoảng còn dài. Đừng vội vàng!

Trung Quốc, Nga Ân độ và một số nước khác ra đồng tiền chung khối BRICS bản vị vàng và chấm hết cho sự thống trị của petrodollar thì đó là sự kết thúc của đồng bạc XANH!

Câu hỏi về cổ phiếu Comment ở dưới bình luận ! - Hỗ trợ nhà đầu tư cơ cấu danh mục
Chúc anh chị tuần giao dịch mới thành công !! Bình tĩnh và quyết thắng !
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,257.50 +2.83 (+0.23%)
1,317.77 +3.61 (+0.27%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phan Hải Invest Pro

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả