Sóng “cổ phiếu vua” sẽ kéo dài bao lâu?
Kể từ tháng cuối năm 2023 đến nay, cổ phiếu ngân hàng trở thành lực đỡ cho thị trường chứng khoán. Liệu rằng đà tăng của nhóm “cổ phiếu vua” có tiếp tục duy trì khi kết quả kinh doanh 2023 đang dần lộ diện?
Sau một thời gian dài cổ phiếu ngân hàng đi ngang trong biên độ hẹp, từ đầu quý 4/2023, nhóm cổ phiếu này bắt đầu ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể. Kể từ thời điểm đó đến nay, ngành này tiếp tục thu hút sự chú ý lớn từ phía nhà đầu tư, khi đã có dấu hiệu tích cực về dòng tiền. Trong giai đoạn này, nhiều mã cổ phiếu như HDB, MBB, CTG… đã vượt qua mức đỉnh 1 năm và cũng có nhiều mã tạo ra các mức giá lịch sử mới hay đang nằm ở vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết như ACB, BID, VCB…
Trong 10 cổ phiếu ảnh hưởng đến chỉ số VN-Index từ đầu tháng 11/2023 đến nay (26/01/2024), có 6/10 mã cổ phiếu ngân hàng (BID, CTG, TCB, MBB, VCB và ACB).
Xu hướng tăng giá đã dần hình thành trong ngắn và trung hạn đối với các cổ phiếu ngân hàng. Nếu so với mốc đầu tháng 11/2023 - từ lúc cổ phiếu ngân hàng bắt đầu bật tăng - nhiều mã cổ phiếu vua đã tăng từ 20% đến hơn 30%.
Trong số đó, cổ phiếu BID đang thu hút nhiều sự chú ý với mức tăng rất đáng kể, khoảng 40% tính từ thời điểm đáy vào cuối tháng 10/2023. Đến phiên 22/01/2024, giá cổ phiếu BID đang ở mức 49,800 đồng/cp - vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết - sau đó giảm về quanh 48,950 đồng/cp (26/01).
Hay như ACB cũng tăng 25% thị giá kể từ đáy cuối tháng 10/2023, đưa mức giá lên 26,300 đồng/cp (26/01). Giá cổ phiếu CTG cũng đã tăng hơn 30% kể từ tháng 11/2023, đang được giao dịch quanh mốc 32,100 đồng/cp (26/01)…
Một số mã cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá 20 - 30% so với thời điềm đầu tháng 11/2023
Do mặt bằng định giá thấp trong suốt cả năm nên sẽ có cơ sở cho nhà đầu tư chuyển hướng dòng tiền vào cổ phiếu ngân hàng hơn so với các ngành khác đã tăng trước đó.
Thêm vào đó, thông tin chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 15% được giao ngay từ đầu năm 2024, khiến thị trường kỳ vọng nhiều hơn. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được giao giúp các ngân hàng chủ động hơn trong việc cho vay, thêm thông tin tích cực cho cổ phiếu ngân hàng tăng điểm.
Dù cổ phiếu ngân hàng đang diễn biến tích cực hơn nhiều so với các nhóm ngành khác và kéo chỉ số đi lên, nhưng dường như một số nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn chưa kịp tham gia vào nhóm cổ phiếu này. Một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm - chị T.L - chia sẻ: “Dù VN-Index tăng khá tốt trong thời gian qua, tôi nhận thấy thị trường có sự phân hóa, chủ yếu tập trung vào nhóm ngân hàng và chưa lan tỏa đến các nhóm ngành khác. Bản thân tôi, danh mục đầu tư cũng không tăng lên, thậm chí một số mã còn giảm dù VN-Index hồi phục khá tích cực. Dường như dòng tiền bị mắc kẹt tại nhóm Mid Cap khá nhiều hoặc tham gia nhóm ngân hàng khá ít. Tôi cũng lo ngại nếu tình hình này kéo dài, nhiều khả năng sẽ có một đợt điều chỉnh”.
Liệu còn sóng hay lặn dần?
Ở hướng ngược lại, hoạt động kinh doanh của ngân hàng lại phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến kinh tế - xã hội, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu trong năm 2024, nền kinh tế vẫn giống như năm 2023, không có sự việc bất ngờ nào xảy ra, hoạt động ngân hàng sẽ khó khăn hơn chứ không hẳn tốt hơn. Đặc biệt là vấn đề nợ xấu.
Nhưng nếu kinh tế hồi phục nhanh, ngành ngân hàng sẽ thuận lợi, vì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm và lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng trở lại.
Cần lưu ý, giai đoạn vừa qua, cổ phiếu ngân hàng tăng do kỳ vọng nào?
Giai đoạn năm 2022-2023, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh không tốt nên kết quả kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao nợ xấu giai đoạn này vẫn tăng, dù các chính sách giãn, hoãn nợ đã được thực thi và kéo dài. Trên thực tế, nợ xấu còn cao hơn con số được công bố.
Có thể thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng vừa công bố không được tốt. Nhưng cổ phiếu ngân hàng thời gian qua tăng từ kỳ vọng của thị trường trong tương lai, không phải ở kết quả trong quá khứ.
Vì nhà đầu tư kỳ vọng năm nay và năm sau, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới hạ lãi suất, khả năng kinh tế sẽ phục hồi nhiều hơn, các doanh nghiệp làm ăn tốt hơn. Khi doanh nghiệp kinh doanh tốt, các ngân hàng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.
Từ tháng 01-11/2023, tốc độ tăng trưởng tín dụng rất thấp nên lợi nhuận của nhóm ngân hàng không được tốt. Tốc độ tăng trưởng thấp hàm ý rằng tăng trưởng lợi nhuận cũng thấp.
Nhưng tháng 12/2023, tốc độ tăng trưởng tín dụng nhảy vọt, tổng cả năm tăng trưởng 13.5%, tức là chỉ trong tháng cuối năm đã tăng 3-4%. Việc tốc độ tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh trong tháng cuối năm là điều thường gặp, nhưng năm vừa qua khá đặc biệt.
Trong ngắn hạn, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), có bổ sung một số quy định nhằm tránh tình trạng sở hữu chéo tại ngân hàng. Do đó, một số cổ đông sẽ hạ tỷ lệ sở hữu ngân hàng với số lượng lớn. Nếu như chỉ bán ra với mức giá do cung cầu thị trường quyết định thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến cổ phiếu ngân hàng.
“Cần lưu ý rằng, cổ phiếu ngân hàng không phải dòng tiền nhỏ có thể đẩy lên được mà phải là dòng tiền lớn của những cổ phiếu lớn.
Trong ngắn hạn, giá của các cổ phiếu ngân hàng so với tháng 12/2023 đã tăng khoảng 20-30%, nên chắc chắn giai đoạn tới sẽ có điều chỉnh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận