Sóng "bẻ cọc" dồn dập ngay sau "sóng" đất
Có thể nói, cùng với cơn sốt đất đã và đang bùng nổ ở một số địa phương: Thanh Hóa, Quảng Ninh, vùng ven Hà Nội, một số điểm tại các tỉnh Tây Nguyên ... tình trạng đua nhau "bẻ cọc", chủ yếu là từ phía người bán đang diễn ra. Người mua nhà, đất phải rất cảnh giác trước tình trạng này.
Tối qua có một cô em hớt ha hớt hải nhắn tin bảo: Chúng nó bẻ cọc em rồi anh ơi.
Hóa ra cô em có một lô 300 m2 ở Minh Phú (Sóc Sơn, HN). Có cậụ đặt cọc xong hy vọng sẽ lướt sóng kiếm vài trăm củ. Ai dè, chỗ nào sốt thì sốt, riêng trên mạn đó chỉ hơi âm ấm tý thôi. Thế là cậu hoảng, tìm cách phá kèo bằng cách vu cho người bán là diện tích không đủ như công bố (thật ra là đủ).
Hôm trước nữa cũng thế, một đám bạn mua đất ở trên mạn Hà tây cũ cũng bị lừa hủy cọc rất đau. Mua 15 sào với giá chỉ 200 tr /sào. Nhưng sau đó, do giá lên rất nhanh, 300 rồi 400 tr/sào, đặt cọc xong chưa kịp giao dịch thì đội kia bịa lý do là có người đến tranh chấp khu đất, có giấy tờ ... cả đội hoảng quá, sợ tranh chấp, đồng ý cho nó trả lại cọc. Ngay sau đó, đội kia hả hê,căng cờ chiến thắng , bán ngay lại cho nhóm khác, chênh 200 tr/saò.
Có thể nói, cùng với cơn sốt đất đã và đang bùng nổ ở một số địa phương: Thanh Hóa, Quảng Ninh, vùng ven Hà Nội, một số điểm tại các tỉnh Tây Nguyên ... tình trạng đua nhau "bẻ cọc", chủ yếu là từ phía người bán đang diễn ra. Người mua nhà, đất phải rất cảnh giác trước tình trạng này.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do giá đất lên quá nhanh ở một số nơi dẫn đến chủ nhà/đất hay cò sau khi nhận cọc, thấy người sau trả cao hơn rất nhiều người đặt cọc nên hoặc là chấp nhận hủy hợp đồng, nhận phạt cọc (thường là gấp đôi), hoặc kiếm lý do nào đó để phá hợp đồng, buộc người mua phải nhận cọc về hoặc tệ hơn là mất cọc.
Những lý do phá cọc có thể là: Sau khi ký, bịa chuyện: A chị ơi, A anh ơi, hôm qua sau khi bán miếng đất ấy cho chị xong, có thằng khác nó cũng mang giấy tờ gì ý đến tìm đến nói nó mới là chủ... a,b,c... giờ tính sao chị? Hoặc là bịa ra việc hàng xóm lấn chiếm, tranh chấp. Hoặc chủ hay cò đất tìm ra một lỗi trong hợp đồng, trong biên bản nhận cọc để nói rằng biên bản đó vô hiệu.
Tất cả nhằm gây hoang mang cho người mua nhà/đất để buộc họ phải chấp nhận bỏ hợp đồng, nhận cọc hay chấp nhận mất cọc để người bán hay cò đất giành lại quyền sở hữu, quyền môi giới khu đất đó, bán cho người khác với giá cao hơn.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp mua xong do không lướt sóng được, vốn ít, sợ không đủ tiền mua hoặc sợ bị "chôn vốn" nên cũng chủ động tìm cách hủy hợp đồng, lấy lại cọc. Có người sau khi cọc xong, hẹn thời gian giao dịch đến tận 1- 2 tháng, chủ yếu để "lướt sóng", nhưng "sóng" đã không đến như dự kiến và khả năng cao là thời gian dài nữa sẽ không bán được, thậm chí giá còn thấp hơn nhiều so với dự kiến nên cũng đã hốt hoảng tìm cách hủy vụ mua bán, rút lại cọc. Như vụ ở Sóc Sơn kể trên.
Thủ đoạn thường thấy là sẽ tìm ra lỗi trong giao kèo đặt cọc hay lỗi trong cam kết bàn giao: Như nói rằng diện tích thực tế không đúng như trong giao kết đặt cọc hoặc cho rằng người bán đã giấu thông tin về tranh chấp, nguồn gốc đất ...Hoặc bịa ra các lý do để hủy, lấy lại cọc.
Giải pháp để chống hủy hợp đồng, lấy lại cọc thường cũng chỉ thế này thôi: Khi ký kết, làm giấy tờ giao kèo, giao cọc phải đọc rất kỹ thông tin, kiểm tra thông tin từ phía đối tác (xem có đúng chủ đất không hay không phải thì giấy ủy quyền có hợp lệ không), diện tích đất giao có đủ không trên thực tế, nguồn gốc đất có đúng như giới thiệu không, giấy tờ có chuẩn xác không, hợp lệ không.... Sau khi kiểm tra thấy đầy đủ thì phải đặt cọc với số tiền cọc cao một chút để đảm bảo đối phương nếu hủy cọc sẽ thiệt hại lớn hơn là họ tiếp tục thực hiện hợp đồng. Thứ 3 là nếu thấy giao dịch, hợp đồng đó chắc chắn có lợi cho mình thì nhanh chóng trả tiền, chuyển khoản, hoàn tất giao dịch hợp đồng, trước thời hạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận