menu
Siết chặt chế tài vi phạm chứng khoán, tăng sức răn đe
copy link
Huyền An
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Siết chặt chế tài vi phạm chứng khoán, tăng sức răn đe

Dự thảo nghị định mới đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm chứng khoán, đặc biệt với các hành vi có rủi ro cao, nhằm nâng cao tính răn đe và đảm bảo thị trường minh bạch, công bằng.

Dự thảo Nghị định sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đề xuất tăng mức chế tài, nhằm nâng cao tính răn đe và ngăn chặn các hành vi vi phạm trên thị trường.

Những năm gần đây, cùng với sự phục hồi kinh tế, việc củng cố kỷ cương, tăng cường giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường chứng khoán đã trở thành trọng tâm của cơ quan quản lý, mang lại nhiều kết quả tích cực.

Tách riêng vi phạm trái phiếu doanh nghiệp

Một điểm đáng chú ý trong dự thảo nghị định sửa đổi lần này là việc tách riêng các hành vi vi phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo chế tài xử phạt phù hợp với tính chất và nghĩa vụ của từng loại chứng khoán, khi trái phiếu riêng lẻ có đặc điểm khác biệt so với cổ phiếu hay chứng khoán chào bán ra công chúng.

Thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã tăng cường xử lý vi phạm với nhiều quyết định xử phạt hành chính. Từ khi Nghị định 156/2020/NĐ-CP có hiệu lực vào đầu năm 2021 đến nay, tổng cộng 2.142 quyết định xử phạt đã được ban hành, với số tiền phạt lên tới 176,4 tỷ đồng.

Một số vụ việc điển hình có thể kể đến như hai cá nhân Nguyễn Thị Phương Thảo và Phan Thành Tâm bị xử phạt 1,5 tỷ đồng mỗi người vì thao túng giá cổ phiếu PDR thông qua 164 tài khoản giao dịch. Hay Công ty Chứng khoán APG bị phạt gần 1,5 tỷ đồng do sử dụng sai mục đích số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Dù các cơ quan chức năng đã tăng cường giám sát, tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn, thậm chí nhiều tổ chức, cá nhân tái phạm nhiều lần. Do đó, việc nâng cao chế tài xử phạt là cần thiết nhằm răn đe, hạn chế hành vi vi phạm, hướng đến sự phát triển minh bạch, công bằng của thị trường chứng khoán.

Tăng mức phạt đối với vi phạm rủi ro

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP và các nghị định liên quan đến chứng khoán phái sinh. Theo đó, các hành vi vi phạm có mức độ rủi ro cao sẽ bị tăng mức phạt tiền, đặc biệt là vi phạm trong chào bán riêng lẻ, giao dịch ký quỹ, hay vi phạm của người hành nghề chứng khoán.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất nâng chế tài xử phạt bổ sung, như kéo dài thời hạn đình chỉ giao dịch với các hành vi thao túng, vi phạm báo cáo giao dịch của cổ đông lớn, người nội bộ. Đáng chú ý, các hành vi lạm dụng tài sản khách hàng – như cho mượn chứng khoán hoặc sử dụng chứng khoán khách hàng để cầm cố – có thể bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán.

Theo luật sư Đào Thu Thảo (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), mục tiêu của các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán là thu lợi cá nhân. Khi mức xử phạt tăng cao, lợi ích bất chính giảm đi, đồng thời rủi ro pháp lý tăng lên đáng kể. Nhờ đó, các hành vi vi phạm có thể dần bị hạn chế, góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
1,306.86 -10.60 (-0.80%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
3 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
3
Chia sẻ